Một số đặc điểm hình thái, hóa sinh của khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro

Củ thu hoạch từ cây thí nghiệm đều mang những đặc điểm hình thái như củ của cây ĐC: ruột màu vàng, độ sâu mắt củ nông và màu vỏ vàng. Củ của cây thí nghiệm có hàm lượng chất khô cao hơn ĐC. Các chỉ tiêu về hàm lượng đường, tinh bột, protein, vitamin C, vitamin B6, khoáng tổng số, K tổng số củ khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi nuôi cấy mô có hàm lượng các chất tương đương hoặc thay đổi không đáng kể so với củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ truyền thống và ít chịu ảnh hưởng của thời vụ trồng. Củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ giống in vitro có sự ổn định giống như củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ truyền thống. | 52(4): 72 - 75 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, HÓA SINH CỦ KHOAI TÂY THU HOẠCH TỪ CÂY TRỒNG BẰNG CỦ BI IN VITRO Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Thu Huyền (Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên ) Chu Hoàng Mậu (Đại học Thái Nguyên) Tóm tắt Củ thu hoạch từ cây thí nghiệm đều mang những đặc điểm hình thái như củ của cây ĐC: ruột màu vàng, độ sâu mắt củ nông và màu vỏ vàng. Củ của cây thí nghiệm có hàm lượng chất khô cao hơn ĐC. Các chỉ tiêu về hàm lượng đường, tinh bột, protein, vitamin C, vitamin B6, khoáng tổng số, K tổng số củ khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi nuôi cấy mô có hàm lượng các chất tương đương hoặc thay đổi không đáng kể so với củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ truyền thống và ít chịu ảnh hưởng của thời vụ trồng. Củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ giống in vitro có sự ổn định giống như củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ truyền thống. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây lương thực, thực phẩm giá trị được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Củ khoai tây chứa trung bình 25% chất khô, trong đó các chất dinh dưỡng quan trọng như: tinh bột 80 - 85%, protein 3%, nhiều loại vitamin A, B1, C, B6, PP [2]. Với giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, khoai tây là một trong bốn cây lương thực quan trọng xếp sau lúa, ngô và khoai lang [4]. Trên thực tế, sản xuất khoai tây ở nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác giống, dẫn đến năng suất và diện tích trồng hàng năm thấp và không ổn định. Củ giống kém chất lượng (do già sinh lí hoặc nhiễm virus) không cho năng suất cao đồng thời bị hao hụt lớn trong quá trình bảo quản làm cho giá thành củ giống tăng, tăng chi phí đầu tư lên rất nhiều vì đầu tư giống chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng chi phí tiền mặt trong sản xuất khoai tây. Để khắc phục hạn chế trên, nhiều nghiên cứu về sản xuất củ giống phục vụ sản xuất đã được tiến hành [8, 11]. Sản xuất củ giống khoai tây bằng nuôi cấy mô là một trong các phương pháp được đề cập nhiều hiện nay [8, 9, 10]. Trong các bài .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
14    97    1    26-06-2024
8    74    2    26-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.