Qua mấy ngôi đình làng ven sông Đuống, trên đất Long Biên

Trên địa bàn Gia Lâm, Hà Nội (gồm cả huyện Gia Lâm và quận Long Biên, thành phố Hà Nội ngày nay) còn khá nhiều ngôi đình cổ. Trong đó, phải kể đến đình Xuân Dục (xã Yên Thường, huyện Gia Lâm) có niên đại vào đầu thế kỷ XVII. Từ đặc điểm kiến trúc của ngôi đình này, một số nhà nghiên cứu mỹ thuật đã coi đây như một trong những tiền đề cho sự ra đời của những ngôi đình ở cuối thế kỷ XVII, giai đoạn mà Thái Bá Vân gọi là đỉnh cao của “nghệ thuật đình làng”. | S 2 (43) - 2013 - Di s n v n h‚a v t th QUA MẤY NGÔI ĐÌNH LÀNG VEN SÔNG ĐUỐNG, TRÊN ĐẤT LONG BIÊN BÙI TH QUÂN* rên địa bàn Gia Lâm, Hà Nội (gồm cả huyện Gia Lâm và quận Long Biên, thành phố Hà Nội ngày nay) còn khá nhiều ngôi đình cổ. Trong đó, phải kể đến đình Xuân Dục (xã Yên Thường, huyện Gia Lâm) có niên đại vào đầu thế kỷ XVII. Từ đặc điểm kiến trúc của ngôi đình này, một số nhà nghiên cứu mỹ thuật đã coi đây như một trong những tiền đề cho sự ra đời của những ngôi đình ở cuối thế kỷ XVII, giai đoạn mà Thái Bá Vân gọi là đỉnh cao của “nghệ thuật đình làng”. Khi tiếp cận với đình Tình Quang (Giang Biên), đình Thanh Am (Thượng Thanh) và nhiều ngôi đình khác trên mảnh đất Long Biên, chúng ta như bắt gặp ở đó có rất nhiều biểu tượng văn hoá. Rõ ràng, ở Long Biên không có nhiều đình, nhưng lại có những ngôi đình đặc biệt và mang tính chất hệ thống. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu hai ngôi đình tiêu biểu của Long Biên, được dựng bên ven bờ sông Đuống. Đó là đình Tình Quang và đình Thanh Am. 1. Đình Tình Quang Sự tồn tại của ngôi đình hiện nay, với kết cấu và các mảng chạm khắc còn lại, đã cho phép chúng ta tạm hiểu, đình Tình Quang là một ngôi đình có giá trị về mặt niên đại và nghệ thuật cao trong số những ngôi đình có niên đại thế kỷ XVII ở nội thành Hà Nội. Từ thực tế này, chúng ta cần quan tâm một số vấn đề sau: Khởi đầu, đình này được dựng trên mặt bằng T * Phòng Văn hoá Thông tin qu n Long Biên hình chữ “Nhất” (thế kỷ XVII - XVIII), đến khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đình được bổ sung phần hậu cung để trở thành kết cấu chữ “Đinh”. Hiện đình quay hướng Đông Bắc. Đây là một đặc điểm khác biệt đối với những kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có niên đại trước thế kỷ XVIII. Tại sao vậy? Từ điều tra hồi cố, qua các già làng ở Chèm (huyện Từ Liêm) và khảo sát về nhiều mặt thuộc lĩnh vực văn hoá , chúng ta có thể tạm hiểu rằng, đức thánh Chèm cũng là một dạng thần chống lụt. Trong tư duy liên tưởng mênh mông của người xưa, thì Ngài có một sức

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    127    3    17-06-2024
110    384    3    17-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.