Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển cây sắn. Phân tích thực trạng phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh Kon. Mời các bạn tham khảo! | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ NƢƠNG THƢƠNG PHÁT TRIỂN CÂY SẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Kinh tế Phát triển Mã số: Đà Nẵng – Năm 2017 Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: . VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: . Đào Hữu Hòa Phản biện 2: . Bùi Văn Huyền Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 03 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Cây sắn là cây nông nghiệp truyền thống, nằm trong bốn loại cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam. Từ một cây lương thực sắn trở thành cây hàng hóa phục vụ thị trường như làm thành phần nguyên liệu quan trọng trong thức ăn chăn nuôi và cũng là hàng hóa xuất khẩu có giá trị. Đối với địa phương, phát triển cây sắn giúp duy trì ổn định kinh tế-xã hội bằng việc tạo thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho lao động nông thôn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tỉnh Kon Tum đã chú ý đến phát triển cây sắn trên địa bàn bằng nhiều đề án, chương trình hỗ trợ Tuy nhiên, việc phát triển cây sắn trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu vì: Diện tích sắn tăng một cách tự phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch của địa phương. Việc canh tác theo hình thức quảng canh làm cho năng suất và sản lượng sắn giảm. Việc trồng sắn không chú ý chăm sóc làm cho năng suất thấp, đất đai bị thoái hóa, nghèo kiệt. Tổ chức sản xuất sắn lại nhỏ lẻ và manh mún, không đáp ứng được yêu cầu về vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp, khó khăn trong việc quản lý và hướng dẫn khoa học kỹ thuật và không tạo được mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và người nông dân. Cây sắn ở địa phương phát triển thiếu bền vững. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Phát

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.