Tây Nguyên trong mối liên hệ với Champa thời kỳ cổ - trung đại

Vùng đất Tây Nguyên và đồng bào các dân tộc nơi đây(1) trước khi là một bộ phận không thể tách rời của đất nước và cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất đã trải qua một thời kỳ lâu dài gắn bó và liên hệ với các vương quốc cổ ở miền Trung Việt Nam, Campuchia, Lào. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018 30 TÂY NGUYÊN TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHAMPA THỜI KỲ CỔ - TRUNG ĐẠI Đổng Thành Danh* 1. Dẫn luận Vùng đất Tây Nguyên và đồng bào các dân tộc nơi đây(1) trước khi là một bộ phận không thể tách rời của đất nước và cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất đã trải qua một thời kỳ lâu dài gắn bó và liên hệ với các vương quốc cổ ở miền Trung Việt Nam, Campuchia, Lào. Vùng đất này thuộc cao nguyên Trường Sơn Nam, tầm mở rộng của nó không chỉ giới hạn ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng mà còn vươn xuống tận phần rìa phía tây của các tỉnh miền Trung, nơi cư trú của các cộng đồng nói tiếng Nam Đảo và Nam Á (H. Maitre 1912, 2008; Dam Bo 1950, 2003; Hickey 1982; Oscar Salemink 2003). Trong đó, vùng đất và các dân tộc ở vùng cao nguyên này đã từng đóng vai trò quan trọng trong sự cấu thành vương quốc Champa cổ, một vương quốc từng tồn tại ở miền Trung Việt Nam từ năm 192 đến năm 1832, có lãnh thổ chạy dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận (G. Maspero 1928; Dohamide - Dorohiem 1965; Po Dharma 1987, 2012; Lafont 2011). Hơn thế nữa, hầu hết các nhà nghiên cứu đều tán đồng ý kiến rằng: Champa, trong thời kỳ đỉnh cao nhất của nó, không chỉ bao gồm vùng đồng bằng ven biển miền Trung mà còn bao gồm cả khu vực cao nguyên phía tây mà ngày nay chúng ta gọi là Tây Nguyên (T. Quach-Langlet 1988; Lafont 2011). Đi kèm với nhận thức này, chúng ta biết rằng Champa không phải chỉ là vương quốc của một dân tộc - dân tộc Chăm, như vẫn thường được hình dung, mà là một quốc gia đa dân tộc, bao gồm cả các sắc tộc ở Tây Nguyên hiện nay (B. Gay 1988: 52 - 56; Lafont 2011). Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu mối liên hệ giữa vùng đất Tây Nguyên và Champa trong quá khứ là một trong những mảng nghiên cứu đáng chú ý và thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Một số nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo tả và liệt kê các di tích, dấu vết của Champa ở vùng Tây Nguyên (H. Maitre 1912, 2008; J. Dournes 1970; Lê Đình Phụng 1996; .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.