Huỳnh Tịnh của và Đại Nam quấc âm tự vị

Để hình dung cụ thể về cách giảng giải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác nhưng còn giản đơn của Đại Nam quấc âm tự vị, đồng thời thấy được sự tiến hóa của các công trình từ điển học tại Việt Nam, dưới đây chúng ta thử nêu lên vài mục từ thông dụng có trong Đại Nam quấc âm tự vị và so sánh chúng với những bộ từ điển tiêu biểu khác đã ra đời sau nó. | 3 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (145) . 2018 VĂN HÓA - LỊCH SỬ HUỲNH TỊNH CỦA VÀ ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ* Trần Văn Chánh** Đại Nam quấc âm tự vị do Huỳnh Tịnh Của (1830 - 1908) và một số cộng sự viên biên soạn là quyển tự điển đơn ngữ tiếng Việt đúng nghĩa đầu tiên của Việt Nam, ghi mục từ tiếng Việt có kèm chữ Nôm, chữ Hán và dùng tiếng Việt để giải nghĩa các từ đơn, từ ghép, quán ngữ, thành ngữ, tục ngữ mà tác giả đã dày công sưu tập được từ trong dân gian cũng như trong sách vở cũ hoặc đương thời, trong điều kiện câu văn Quốc ngữ còn đang tập tễnh đi vào sinh hoạt văn hóa một cách chưa hoàn toàn ổn định. Đây cũng có thể được coi là công trình quan trọng quy mô lớn, có tính tiên phong khai sáng và tập đại thành đầu tiên về tiếng Việt,(2) do Imprimerie REY, CURIOL & Cie xuất bản tại Sài Gòn, chia thành 2 tập, khổ 24cm x 31cm: Tập I năm 1895 (vần A-L, 608 trang) và Tập II năm 1896 (vần M-X, 596 trang). Trong lời “Tiểu tự” ở đầu tập I, tác giả cho biết đã mất hơn bốn năm để hoàn thành bộ tự vị này và đã nhờ quan Thống đốc Nam Kỳ chuẩn tiền cho in.(3) (1) Bộ tự vị ra đời đã khiến những người quan tâm học tập/ nghiên cứu tiếng Việt chú ý ngay đến giá trị đặc biệt của nó qua sự thu thập từ ngữ rất công phu cũng như cách lựa chọn và giảng giải các mục từ của soạn giả Mặc dù vậy, trong văn học sử, tên Huỳnh Tịnh Của cũng như công trình tiên phong đồ sộ này của ông có thời gian khá dài dường như ít được nhắc tới. Ngay trong Việt Nam văn học sử yếu (Bộ Giáo dục - Trung tâm Học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1968, tr. 412), GS Dương Quảng Hàm cũng chỉ nhắc lướt qua tên ông với bộ Đại Nam quấc âm tự vị, chỉ trong hơn 4 dòng cước chú cho chương “Sự thành lập một nền quốc văn mới”. Đến Nhà văn hiện đại (Thăng Long tái bản lần thứ 3, Sài Gòn, 1960), quyển nhất dành cho “Các nhà văn đi tiên phong” (phần I “Những nhà văn hồi mới có chữ Quốc ngữ”), Vũ Ngọc Phan chỉ viết về Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898) mà bỏ qua hẳn Huỳnh Tịnh Của, trong khi cả hai ông đều là nhà văn - .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    121    2    30-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.