Dạy học khái niệm “đặc trưng sống cấp độ cơ thể” (sinh học 11) bằng con đường suy luận diễn dịch

Bài viết đưa ra khái niệm "suy luận diễn dịch" và phân tích đặc điểm của các khái niệm "đặc trưng sống cấp độ cơ thể" (sinh học 11) để thấy rõ logic diễn dịch trong phát triển các khái niệm này. Từ đó đưa ra quy trình tổ chức dạy học các khái niệm "đặc trưng sống cấp độ cơ thể" theo con đường suy luận diễn dịch. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 43-47 DẠY HỌC KHÁI NIỆM “ĐẶC TRƯNG SỐNG CẤP ĐỘ CƠ THỂ” (SINH HỌC 11) BẰNG CON ĐƯỜNG SUY LUẬN DIỄN DỊCH Hà Văn Dũng, Tạp chí Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngày nhận bài: 20/11/2016; ngày sửa chữa: 05/12/2016; ngày duyệt đăng: 12/12/2016. Abstract: The article proposes the concept “deductive reasoning” and analyses the characteristics of the concept “living character of organism level” (Biology 11) to expose the deductive logic in developing of these concepts. Therefrom, the article suggests a process of teaching the concept “living character of organism level” following deductive reasoning. Keywords: Deductive reasoning, concept, organism level. 1. Mở đầu Nội dung kiến thức sinh học (SH) cấp độ cơ thể trong chương trình SH11 hiện hành được trình bày với bốn đặc trưng sống của cấp độ này, nhưng mỗi đặc trưng lại tách riêng biệt ở thực vật (TV) và động vật (ĐV). Cách làm này dễ khiến cho giáo viên (GV) và học sinh (HS) chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu hai đối tượng riêng biệt mà không nhận ra được những biểu hiện tương đồng trong việc thực hiện chức năng sống giữa TV và ĐV; tức là, chỉ hình thành các khái niệm (KN) SH chuyên khoa mà không hình thành KN SH đại cương cấp độ cơ thể. SH11 hiện hành chủ yếu trình bày theo logic quy nạp. Nếu cuối mỗi chương, GV không tổ chức cho HS khái quát hóa để hình thành KN SH đại cương cho mỗi đặc trưng sống thì sẽ không đạt được mục tiêu dạy học. Vậy, làm thế nào để khắc phục được hạn chế trên? Dạy học lấy các KN SH đại cương, cốt lõi làm “điểm tựa” để đi sâu nghiên cứu các KN SH chuyên khoa theo suy luận diễn dịch (SLDD) sẽ là con đường vừa phát triển được KN SH chuyên khoa, vừa phát triển được KN SH đại cương về đặc trưng sống cấp độ cơ thể. 2. Nội dung nghiên cứu . Con đường suy luận diễn dịch Theo Phan Dũng, “SLDD là suy luận với cách lập luận đi từ tiền đề phản ánh hiểu biết chung, đến kết luận phản ánh hiểu biết riêng” [1; tr 58]. Tiền đề là những phán đoán đã biết, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
13    145    1    18-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.