Tình trạng sức khỏe răng miệng và mối liên quan với chất lượng cuộc sống của sinh viên Đại học Sài Gòn

Nội dung bài viết với mục tiêu xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và mối liên quan giữa tình trạng này với cảm nhận đối với chất lượng cuộc sống của sinh viên Đại học Sài Gòn năm 2011. Nghiên cứu trên toàn bộ sinh viên năm thứ nhất năm học 2010-2011 trường Đại học Sài Gòn. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SÀI GÒN Trịnh Thị Tố Quyên*, Ngô Thị Quỳnh Lan** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và mối liên quan giữa tình trạng này với cảm nhận đối với chất lượng cuộc sống của sinh viên Đại học Sài Gòn năm 2011. Phương pháp: nghiên cứu dịch tễ sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, mẫu nghiên cứu gồm toàn bộ sinh viên năm thứ nhất năm học 2010-2011 trường Đại học Sài Gòn, tuổi từ 17 đến 26 tuổi (n=3575). Tất cả sinh viên được khám lâm sàng răng để xác định trung bình SMT-R và tình trạng nha chu. Bảng câu hỏi “Tác động của sức khỏe răng miệng lên cuốc sống hàng ngày” (OIDP) phiên bản tiếng Việt được sử dụng để đánh giá tác động của bệnh răng miệng đến sinh hoạt hàng ngày của sinh viên và được thu thập bằng phương pháp tự điền. Test chi bình phương dùng đánh giá mối liên quan tình trạng sức khỏe răng miệng và chỉ số OIDP; phương pháp hồi qui đơn biến và đa biến được sử dụng để xây dựng mô hình các yếu tố tiên đoán chỉ số OIDP. Kết quả: Tình trạng sâu răng của đối tượng sinh viên Đại học Sài Gòn ở mức độ trung bình theo phân loại của WHO (71,9%). Vấn đề vôi răng và chảy máu nướu là vấn đề nha chu phổ biến nhất ở sinh viên lứa tuổi này. Các kết quả cũng cho thấy rằng yếu tố lâm sàng (mất răng và vấn đề về mô nha chu) và cảm nhận của sinh viên (sự hài lòng vẻ bề ngoài của hàm răng và cảm nhận về SKRM) là các yếu tố dự báo về tác động đến 8 sinh hoạt hàng ngày của sinh viên theo trình tự là ăn nhai, giao tiếp xã hội, vệ sinh răng miệng, tinh thần, cười thoải mái, nói chuyện (phát âm), học tập hay làm việc và nghỉ ngơi. Kết luận: Yếu tố mất răng và nha chu là 2 yếu tố có ý nghĩa kết hợp đến CLCS của sinh viên, vì thế các chương trình can thiệp nên hướng đến dự phòng và điều trị bảo tồn răng. Từ khóa : Sức khỏe răng miệng, chất lượng cuộc sống, sinh viên Đại Học Sài Gòn ABSTRACT ORAL HEALTH .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    232    2    13-05-2024
170    222    1    13-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.