Khảo sát thực vật học và thành phần hoá học cây đại bi blumea balsamifera (L.) DC. asteraceae

Đề tài được tiến hành nhằm thu được các kết quả sẽ là cơ sở định danh dược liệu, đồng thời góp phần chiết xuất các hợp chất tinh khiết dùng làm chất chuẩn để tiêu chuẩn hóa và tạo tiền đề cho những thử nghiệm dược lý sau này, hướng tới xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu đại bi và các chế phẩm từ dược liệu này. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT THỰC VẬT HỌC VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CÂY ĐẠI BI BLUMEA BALSAMIFERA (L.) DC. ASTERACEAE Trần Thị Thúy Quỳnh*, Nguyễn Thái Linh*, Nguyễn Thị Nghi Trung* TÓM TẮT Đặt vấn đề - Mục tiêu: Viêm mũi xoang là một bệnh phổ biến hiện nay và đang là một thách thức lớn đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe ở nhiều quốc gia. Cây Đại bi từ lâu đã được dân gian sử dụng như một vị thuốc trị viêm mũi xoang rất hữu hiệu. Theo các tài liệu nghiên cứu mới hiện nay, ngoài đặc tính kháng viêm, cao chiết Đại bi có tác dụng chống ung thư ở các tế bào ung thư gan, có tác dụng lên tế bào mỡ, hạ huyết áp, có khả năng điều trị được bệnh gout. Vì vậy đề tài được tiến hành nhằm thu được các kết quả sẽ là cơ sở định danh dược liệu, đồng thời góp phần chiết xuất các hợp chất tinh khiết dùng làm chất chuẩn để tiêu chuẩn hóa và tạo tiền đề cho những thử nghiệm dược lý sau này, hướng tới xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Đại bi và các chế phẩm từ dược liệu này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Lá và ngọn non của cây Đại bi được thu hái ở tỉnh Bến Tre tháng 03/2010. Dược liệu Đại bi được mô tả đặc điểm hình thái thực vật, khảo sát các đặc điểm vi học bằng kính hiển vi. Phân tích thành phần hóa học có trong dược liệu Đại bi bằng các phản ứng hóa học đặc trưng dựa theo tài liệu của Rumani và kỹ thuật sắc ký lớp mỏng. Chiết xuất và phân lập các hợp chất có trong Cây Đại bi. Kết quả: Đã thu thập được các tài liệu tham khảo liên quan đến cây Đại bi. Đã xác định đặc điểm hình thái thực vật, đặc điểm vi học và khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của Cây Đại bi. Chiết xuất được mai hoa băng phiến từ dược liệu tươi Đại bi và xác định thành phần của mai hoa băng phiến. Chiết xuất và phân lập phân đoạn chứa flavonoid. Phân lập được hai chất tương đối tinh khiết. Kết luận: Chúng tôi đã tìm được những điểm đặc trưng về hình thái cũng như vi học giúp cho việc kiểm nghiệm về mặt thực vật cây Đại bi. Về mặt hóa học chúng tôi đã .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.