Thực trạng bình đằng giới trong gia đình người Việt – nghiên cứu tại một xã nông thôn vùng Tây Nam Bộ

Bài viết này tìm hiểu thực trạng bình đẳng giới trong gia đình người Việt – nghiên cứu trường hợp tại một xã nông thôn vùng Tây Nam Bộ, qua đó thấy được sự bất bình đẳng giới trong phân công lao động gia đình vùng nông thôn Tây Nam Bộ. | 14 CHUYÊN MỤC KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC THỰC TRẠNG BÌNH ĐẰNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT – NGHIÊN CỨU TẠI MỘT XÃ NÔNG THÔN VÙNG TÂY NAM BỘ NGUYỄN TẤN DÂN Ra các quyết định trong gia đình là một chỉ báo thường được sử dụng để đo lường địa vị của người phụ nữ trong gia đình. Do ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo, trong gia đình Việt Nam nói chung và gia đình nông thôn nói riêng, nam giới luôn được đề cao vai trò là trụ cột và có tiếng nói quyết định trong các công việc gia đình. Bài viết này tìm hiểu thực trạng bình đẳng giới trong gia đình người Việt – nghiên cứu trường hợp tại một xã nông thôn vùng Tây Nam Bộ, qua đó thấy được sự bất bình đẳng giới trong phân công lao động gia đình vùng nông thôn Tây Nam Bộ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề bình đẳng giới đang được hầu hết các quốc gia quan tâm và được xác định là 1 trong 8 mục tiêu Thiên niên kỷ(1). Bình đẳng giới cũng được đề cập đến trong các chương trình, dự án phát triển hợp tác song phương và đa phương giữa các quốc gia. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) được phê chuẩn ngày Nguyễn Tấn Dân. Thạc sĩ. Trung tâm Nghiên cứu Giới và Gia đình. Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. 27/11/1981(2). Đảng và Nhà nước ta quan tâm và đặt vấn đề bình đẳng giới là một trong những mục tiêu và là động lực phát triển quốc gia. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong Hiến pháp (2013), Luật Bình đẳng giới (2006)(3), Luật Phòng chống bạo lực gia đình (2007)(4). Trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020(5) của nước ta, có mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và NGUYỄN TẤN DÂN – THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Trong những năm qua, sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
284    86    3    06-06-2024
5    74    2    06-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.