Kháng thuốc lao ở bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch: Đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng

Đề tài này được tiến hành để khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình kháng thuốc lao ở bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Nghiên cứu thực hiện trên 198 bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV có kết quả kháng sinh đồ lao nhập viện bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 1/2009-12/2009, trong đó 105 bệnh nhân có kháng với ít nhất một thuốc kháng lao hàng thứ nhất. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 KHÁNG THUỐC LAO Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB(+)/HIV TẠI NGỌC THẠCH: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG – CẬN LÂM SÀNG Phạm Long Trung*, Lê Hồng Ngọc *, Lê Hồng Vân** TÓM TẮT Mở đầu: Lao là bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân HIV. Việc chẩn đoán lao ở bệnh nhân HIV rất khó khăn, nhất là các trường hợp lao kháng thuốc. Xác định sớm tình trạng kháng thuốc giúp cho việc điều trị lao được đúng đắn và hiệu quả, là ưu tiên trong kiểm soát lao. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình kháng thuốc lao ở bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: 198 bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV có kết quả kháng sinh đồ lao nhập viện bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 1/2009 – 12/2009, trong đó 105 bệnh nhân có kháng với ít nhất một thuốc kháng lao hàng thứ nhất. Kết quả: Tỉ lệ kháng thuốc chung là 53%, trong đó nhóm bệnh nhân mới có tỉ lệ kháng thuốc là 48% và nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao có tỉ lệ kháng thuốc lên đến 67%. Tỉ lệ kháng thuốc cao ở nhóm bệnh nhân mới có chỉ số khối cơ thể nhỏ hơn 16,5 hay không có hình ảnh tràn dịch màng phổi kèm theo trên Xquang phổi. Đối với nhóm bệnh nhân có tiền căn điều trị lao, bệnh nhân số lượng AFB(+) trong đàm từ 2(+) đến 3(+) có tỉ lệ kháng thuốc cao hơn nhóm bệnh nhân có số lượng AFB(+) trong đàm từ 1/100 đến 1(+). Kết luận: Bệnh nhân lao phổi AFB(+)/HIV có tỉ lệ kháng thuốc quá cao vì vậy nên thực hiện kháng sinh đồ lao cho tất cả đối tượng bệnh nhân lao phổi AFB(+) đồng nhiễm HIV hoặc nếu không thì nên thực hiện kháng sinh đồ lao cho các đối tượng nguy cơ cao trên. Ngoài ra, chương trình chống lao quốc gia nên xem xét lại các phát đồ chống lao dành cho bệnh nhân lao/HIV, nhất là phác đồ tái phát. Từ khóa: kháng thuốc lao, lao phổi AFB +/HIV ABSTRACT DRUG RESISTANCE TUBERCULOSIS IN SMEAR POSITIVE PULMONARY TUBERCULOSIS COINFECTED WITH HIV PATIENTS AT PHAM NGOC THACH HOSPITAL: CHINICAL .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
1    276    4    13-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.