Đặc điểm cấu trúc và phân bố thành phần loài động vật không xương sống ở sông Hương, thành phố Huế

Bài báo công bố kết quả nghiên cứu về cấu trúc thành phần loài và đặc điểm phân bố động vật không xương sống (ĐVKXS) ở Sông Hương chảy qua địa phận thành phố Huế góp phần phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học định hướng cho việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi và quản lý tổng hợp tài nguyên sinh học ở sông này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ PHÂN BỐ THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG SỐNG Ở SÔNG HƢƠNG, THÀNH PHỐ HUẾ HOÀNG ĐÌNH TRUNG Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Sông Hương là con sông lớn nhất tỉnh Thừa Thiên - Huế, bắt nguồn từ các núi cao của dãy Trường Sơn, có diện tích lưu vực khoảng 2830 km2, chiếm gần 3/5 diện tích của toàn tỉnh, trong đó có hơn 80% là đồi núi, 5% là cồn cát ven biển, phần còn lại khoảng 37 000 ha đất canh tác. Hệ thống Sông Hương được tạo thành từ 3 nhánh chính là Sông Bồ, sông Hữu Trạch, sông Tả Trạch. Hai nhánh Hữu Trạch và Tả Trạch gặp nhau ở ngã ba Tuần (cách thành phố Huế 15 km về phía Nam) hợp thành dòng chính Sông Hương, rồi hội lưu với Sông Bồ ở ngã ba Sình (cách Huế 8 km về phía Bắc) và đổ vào phá Tam Giang theo hướng Đông Bắc trước khi chảy ra biển ở cửa Thuận An. Sông Hương là danh lam thắng cảnh của Cố đô, mang lại giá trị cảnh quan, văn hóa du lịch cho thành phố Huế, cung cấp nguồn nước sinh hoạt, văn hóa, sản xuất cho dân cư thành phố Huế và các vùng phụ cận. Do đó, chất lượng nước cũng như tài nguyên sinh vật của hệ sinh thái Sông Hương rất cần được nghiên cứu và đánh giá kịp thời. Bài báo công bố kết quả nghiên cứu về cấu trúc thành phần loài và đặc điểm phân bố động vật không xương sống (ĐVKXS) ở Sông Hương chảy qua địa phận thành phố Huế góp phần phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học định hướng cho việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi và quản lý tổng hợp tài nguyên sinh học ở sông này. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng Tiến hành nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố động vật không xương sống cỡ lớn ở Sông Hương thuộc địa phận thành phố Huế. Quá trình nghiên cứu được thực hiện trên dòng chính của Sông Hương, từ cầu Tuần đến phía trong đập Thảo Long. Có tất cả 7 mặt cắt (ký hiệu từ M1- M7), mỗi mặt cắt, mẫu được lấy ở 2 vị trí: bờ Nam và bờ Bắc. Các mặt cắt và điểm lấy mẫu được lựa chọn sao cho có thể thu được các đại diện cho vùng lấy mẫu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.