Sử dụng bẫy tổ nghiên cứu hoạt động làm tổ của một số loài ong bắt mồi thuộc họ ong vàng (Hymenoptera: vespidae: eumeninae) ở Vĩnh Phúc và Thái Nguyên

Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra kết quả nghiên cứu, so sánh sự xuất hiện và làm tổ của nhóm ong bắt mồi phân họ Eumeninae bằng phương pháp sử dụng bẫy tổ (trap-nest) tại hai địa điểm với hai sinh cảnh khác nhau ở miền Bắc: Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh (gọi tắt là Mê Linh) - vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo có sinh cảnh là rừng tự nhiên, rừng keo trồng trên núi đất và xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (gọi tắt là Phú Lương) - xã vùng núi với sinh cảnh là các đồi chè, rừng trồng xen kẽ với rừng tự nhiên trên núi đá vôi. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 SỬ DỤNG BẪY TỔ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG LÀM TỔ CỦA MỘT SỐ LOÀI ONG BẮT MỒI THUỘC HỌ ONG VÀNG (HYMENOPTERA: VESPIDAE: EUMENINAE) Ở VĨNH PHÖC VÀ THÁI NGUYÊN ĐẶNG THỊ HOA, NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LIÊN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Eumeninae là phân họ lớn nhất trong họ Ong Vàng Vespidae (Hymenoptera) với hơn loài thuộc 210 giống đã đƣợc mô tả trên thế giới (Pickett and Carpenter, 2010) [9]. Các loài ong này có vai trò rất lớn trong việc tiêu diệt sâu non của các loài côn trùng gây hại (Cooper, 1957) [3]. Trên thế giới, nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học các loài ong bắt mồi phân họ Eumeninae bằng phƣơng pháp bẫy tổ đã đƣợc tiến hành từ những năm đầu thế kỷ XX. Đã có một số công trình tiêu biểu của các tác giả nhƣ Cooper (1957) [3], Evans (1966) [4], Krombein (1967) [5], Budriene (2004) [2], Barthélémy (2012) [1] về cấu trúc tổ, tập tính làm tổ, tập tính sinh sản, sự phát triển và mối quan hệ của các loài này với kẻ thù tự nhiên. Ở Việt Nam, mặc dù những nghiên cứu về phân loại học của phân họ Eumeninae mới đƣợc tiến hành gần đây, đã thống kê đƣợc 48 loài thuộc 27 giống có mặt ở Việt Nam (Nguyen & Xu, 2014 [7]; Nguyen et al., 2014 [8]; Nguyen, 2015 [6]). Tuy nhiên, chƣa có công trình nào đề cập đến hoạt động làm tổ cũng nhƣ đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài ong thuộc phân họ này. Trong bài viết này, chúng tôi đƣa ra kết quả nghiên cứu, so sánh sự xuất hiện và làm tổ của nhóm ong bắt mồi phân họ Eumeninae bằng phƣơng pháp sử dụng bẫy tổ (trap-nest) tại hai địa điểm với hai sinh cảnh khác nhau ở miền Bắc: Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh (gọi tắt là Mê Linh) - vùng đệm của Vƣờn quốc gia Tam Đảo có sinh cảnh là rừng tự nhiên, rừng keo trồng trên núi đất và xã Yên Lạc, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên (gọi tắt là Phú Lƣơng) - xã vùng núi với sinh cảnh là các đồi chè, rừng trồng xen kẽ với rừng tự nhiên trên núi đá vôi. I. VẬT .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.