Thử lý giải bi kịch Mêđê dưới góc nhìn phê bình nữ quyền và phê bình phân tâm học - Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Bài viết kết hợp cách tiếp cận xã hội học (Sociology) và phân tâm học (Psychoanalysis), thử đề xuất một cách nhìn đa chiều về bi kịch Mêđê (Medea) của Ơripit (Euripidès), nhà viết kịch Hy Lạp cổ đại. Qua đó, hy vọng có thể khám phá phần khuất tối trong đời sống tâm lý của nhân vật, nhằm góp phần làm cho quá trình tiếp nhận tác phẩm ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn hơn. | Có thể còn thấy ở trường hợp Mêđê sự hồi qui của ý thức mẫu quyền nguyên thuỷ, tức sự biểu hiện của cái vô thức tập thể ở người phụ nữ về những phức cảm - phức cảm mẫu quyền. Kể từ khi xã hội phụ quyền xuất hiện, người phụ nữ đã đánh mất vị trí trung tâm xã hội của mình. Họ trở thành đối tượng thứ yếu, đối tượng của sự đè nén và áp bức, thành kẻ thua cuộc, thành “người đàn ông không hoàn chỉnh”, thành một nhân vật phụ, như biểu tượng Eva được sinh thành từ xương sườn thứ bảy của Adam Tệ hại hơn, chế độ phụ quyền coi “loài người là giống đực và đàn ông định nghĩa phụ nữ không từ bản thân phụ nữ mà do có liên quan đến đàn ông”. Và vì thiếu thốn nên họ muốn được bù đắp, muốn được trở thành một con người đúng nghĩa, là đàn ông, hoặc họ muốn làm sống lại thời kỳ vàng son của chế độ mẫu quyền. Trong quá khứ của chế độ mẫu hệ, thiên chức làm mẹ được kết hợp với quan niệm về chức năng “mẫu nghi thiên hạ” - người Mẹ của xã hội và giống loài. Khả năng thiên phú và độc hữu trong việc sinh tạo và duy trì nòi giống luôn nhắc nhớ trong vô thức họ niềm tự hào giới tính. Cùng với nó là những uẩn ức tâm lý do khiếm khuyết và thất bại trong tư cách xã hội, đã như một phức cảm kêu gọi

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.