Đa dạng di truyền nguồn gen giống lợn ngoại nuôi tại Việt Nam

Nghiên cứu này tiến hành phân tích đa hình di truyền các gen liên quan tính trạng kinh tế H-FABP (Heart Fatty Acid Binding Protein gene), LIF (Leukocyte Inhibitory Factor gene), MYOG (Myogenin gene), RYR1 (Ryanodine Receptor 1 gene) bằng phương pháp PCR-RFLP trên đối tượng là dòng lợn lai 2 máu Yorkshire x Landrace được nuôi tại Trại Chăn nuôi thực nghiệm Hòa An thuộc Đại học Cần Thơ. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN GIỐNG LỢN NGOẠI NUÔI TẠI VIỆT NAM TẠ THỊ LOAN, NGUYỄN THỊ DIỆU THÚY Viện Công nghệ Sinh học NGUYỄN GIANG SƠN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật ĐỖ VÕ ANH KHOA Trường Đại học Cần Thơ Lợn là vật nuôi chiếm tỷ trọng cao trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam với số lượng đàn khoảng 12 triệu con. Các giống lợn nội rất đa dạng, chiếm tới 60 - 90% về số lượng do chúng thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới và điều kiện chăn nuôi của vùng nông thôn nghèo. Hiện nay các giống lợn nhập nội, chủ yếu là lợn Yorkshire và lợn Landrace, đang được nuôi phổ biến ở nước ta với những ưu điểm như tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao (45-55%). Các chương trình cải tạo nguồn gen bằng chọn lọc hình thái truyền thống kết hợp với sự hỗ trợ của các chỉ thị di truyền liên quan đến các tính trạng có giá trị kinh tế như: chất lượng thịt, tốc độ tăng trưởng, số lượng con sinh ra/lứa đã mang lại những lợi ích đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn. Khá nhiều công trình nghiên c ứu đánh giá mức độ đa hình nguồn gen liên quan tính trạng có giá trị kinh tế ở giống lợn nội Việt Nam đã được tiến hành (Nguyễn Ngọc Tuân và cs., 1999; Nguy ễn Văn Cường và cs., 2003; Nguyễn Vân Anh và cs., 2005; Nguyễn Thu Thúy và cs., 2005a, b). Với mục đích xác định sự tương quan giữa đa hình gen với một số tính trạng có giá trị kinh tế, tạo cơ sở khoa học để chọn lọc đàn giống lợn nhập ngoại, nghiên cứu này tiến hành phân tích đa hình di truyền các gen liên quan tính trạng kinh tế H-FABP (Heart Fatty Acid Binding Protein gene), LIF (Leukocyte Inhibitory Factor gene), MYOG (Myogenin gene), RYR1 (Ryanodine Receptor 1 gene) bằng phương pháp PCR-RFLP trên đối tượng là dòng lợn lai 2 máu Yorkshire x Landrace được nuôi tại Trại Chăn nuôi thực nghiệm Hòa An thuộc Đại học Cần Thơ. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 mẫu mô tai của lợn đực thuộc nhóm lai 2 máu Yorkshire x Landrace (YL) t ừ nguồn gốc 14 mẹ khác nhau, có khối lượng 33

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
94    822    36    17-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.