Đa dạng thực vật hạt kín có ích tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Vân Long, tỉnh Ninh Bình

Nội dung bài viết điều tra đánh giá hiện trạng hệ thực vật ở đây, xác định các loài thực vật có ích nhằm đề xuất việc bảo tồn và sử dụng bền vững chúng là vấn đề rất cần thiết được đặt ra. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐA DẠNG THỰC VẬT HẠT KÍN CÓ ÍCH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÂN LONG, TỈNH NINH BÌNH BÙI THU HÀ Đại học Sư phạm Hà Nội TRẦN THẾ BÁCH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Vân Long là Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Khu Bảo tồn này nằm ở phía Đông Bắc huyện Gia Viễn , tỉnh Ninh Bình với diện tích khoảng 3500 ha. Vùng nghiên cứu có địa hình bằng phẳng được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi và đồi thấp, gồm các kiểu thảm thực vật chính như rừng thứ sinh trên núi đá vôi; tr ảng cỏ và cây bụi trên các thung núi khô hạn và nhóm thực vật thường gặp trong những vùng đất ngập nước. Trước đây, do việc khai thác quá mức các sản phẩm của rừng nên hệ thực vật của Khu BTTNVân Long đã bị suy thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc bảo tồn và bảo vệ rừng trong những năm gần đây đạt hiệu quả cao, đặc biệt có một số khu vực đang được phục hồi tốt. Những nghiên cứu về hệ thực vật ở đây còn sơ lược, hầu như chưa được đề c ập đến. Do vậy, điều tra đánh giá hiện trạng hệ thực vật ở đây, xác định các loài thực vật có ích nhằm đề xuất việc bảo tồn và sử dụng bền vững chúng là vấn đề rất cần thiết được đặt ra. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Các loài thực vật hạt kín có ích tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Vân Long, tỉnh Ninh Bình. 2. Địa điểm - Tiến hành điều tra tại một số hệ sinh thái trên cạn như rừng thứ sinh trên núi đá vôi; trảng cỏ và cây bụi trên các thung núi khô hạn; thực vật trên đất canh tác tại khu vực nghiên cứu. - Vùng đất ngập nước: khu vực ngập nước sâu là nơi tích tụ mùn bã hữu cơ và muối khoáng từ các núi Đồng Quyền, Mèo Cào với nền đáy mềm xốp; khu vực nước nông là những vùng gần chân núi, ven đê, ruộng hoang hóa. 3. Thời gian Đợt 1: 24/5/2010 - 30/5/2010; Đợt 2: 24/11 - 30/11/2010. 4. Phương pháp Điều tra thực địa theo tuyến nghiên cứu tại sườn phía Đông Bắc và các thung trong khối núi Đồng Quyền; sườn phía Tây Nam (hướng về phía đầm) núi

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
18    84    1    16-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.