Sản xuất khí sinh học từ cây hướng dương (helianthus annuus l.) sau khi dùng để xử lý đất bị nhiễm bẩn bởi kim loại nặng

Hiệu quả của quá trình làm sạch môi trường bằng thực vật không nằm trong phạm vi của bài viết. Năng suất khí sinh học và mêtan thu được từ vật chất thực vật sau quá trình xử lý ô nhiễm đất là mục tiêu được chú trọng nhất của nghiên cứu này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 SẢN XUẤT KHÍ SINH HỌC TỪ CÂY HƯỚNG DƯƠNG (HELIANTHUS ANNUUS L.) SAU KHI DÙNG ĐỂ XỬ LÝ ĐẤT BỊ NHIỄM BẨN BỞI KIM LOẠI NẶNG CHU THỊ THU HÀ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Kim loại nặng có thể gây nguy hại cho sinh vật ngay ở hàm lượng thấp và có xu hướng khuếch đại sinh học trong chuỗi thức ăn do tính chất không bị phân hủy sinh học của nó. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng cho môi trường là việc khai thác các mỏ khoáng sản. Hậu quả là tình tr ạng ô nhiễm/nhiễm bẩn kim loại nặng và nước axít cho cả khu vực rộng lớn. Hướng dương (Helianthus annuus L.) là loài thực vật được đánh giá là có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong môi trường sống, đặc biệt là urani. Vấn đề đặt ra là sau khi dùng thực vật để làm sạch môi trường bị ô nhiễm bởi kim loại nặng thì các vật chất còn lại của thực vật sẽ được xử lý ra sao? Hướng dương được xếp vào danh mục loài cây trồng năng lượng, được dùng cho các quá trình sản xuất năng lượng sinh học. Sản xuất và tiêu thụ khí sinh học được đánh giá là các quá trình cân bằng khí cacbon điôxít - một loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính - vì hoạt động vật chất của vòng tuần hoàn liên tục giữa cây trồng/thức ăn động vật → phân động vật → khí sinh học. Sự kết hợp giữa công nghệ xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất và sản xuất khí sinh học từ cùng một nguồn nguyên liệu là thực vật sẽ góp phần tiết kiệm chi phí tài chính và giảm thiểu ô nhiễm, đồng thời mang lại lợi ích về năng lượng sinh học. Hiệu quả của quá trình làm sạch môi trường bằng thực vật không nằm trong phạm vi của bài viết. Năng suất khí sinh học và mêtan thu được từ vật chất thực vật sau quá trình xử lý ô nhiễm đất là mục tiêu được chú trọng nhất của nghiên cứu này. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu : Là Cây hướng dương (Cây quỳ, Hoa mặt trời), tên khoa học Helianthus annuus L. thuộc họ Cúc (Asteraceae). 2. Địa điểm nghiên cứu : Khu vực khai thác urani trước .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.