Nghiên cứu khả năng làm sạch nước thải công nghiệp của hệ thống vi tảo – vi khuẩn

Vi tảo được lựa chọn trong nghiên cứu này là Nanochloropsis oculata thuộc họ Monodopsidaceae, bộ Eustigmatales, lớp Eustigmatophyceae, ngành Eustigmatophycophyta (tảo động bào tử có điểm mắt), là loài tảo thường gặp trong các thuỷ vực nước ngọt, có tốc độ sinh trưởng nhanh, có khả năng chịu đựng nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ lớn. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LÀM SẠCH NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP CỦA HỆ THỐNG VI TẢO – VI KHUẨN ĐỖ THỊ HẢI Trường Đại học Hồng Đức PHAN VĂN MẠCH Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật MAI SĨ TUẤN, TRẦN HỮU PHONG Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tảo là mắt xích đầu tiên của hệ sinh thái ở nước tạo nên năng suất sinh học sơ cấp và góp phần không nhỏ trong vòng tuần hoàn vật chất của thuỷ vực. Trong hơn hai thập kỷ qua, vi tảo là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới. Vi tảo có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp: tạo sinh khối, tạo các hợp chất chữa bệnh, thực phẩm chức năng, xử lý ô nhiễm nước thải, phân bón sinh học, nguồn năng lượng sạch. Trong tự nhiên, phần lớn vi tảo đều có mối quan hệ mật thiết với các vi tổ chức hiếu khí. Chúng tạo oxy phân tử là chất nhận electron cuối cùng của các vi sinh vật hiếu khí trong quá trình phân giải chất hữu cơ. Mặt khác, CO2 tạo ra trong quá trình phân huỷ đó của vi khuẩn được cung cấp cho vi tảo để thực hiện quá trình quang hợp, khép kín chu trình tuần hoàn cacbon trong tự nhiên. Nghiên cứu này nhằm xác định khả năng của hệ thống vi tảo – vi khuẩn trong quá trình làm sạch nước thải công nghiệp. Một vài vấn đề đặt ra trong nghiên cứu như ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm tới hoạt động của vi tảo, ảnh hưởng của vi tảo tới hoạt động của vi khuẩn và ngược lại. Vi tảo được lựa chọn trong nghiên cứu này là Nanochloropsis oculata thuộc họ Monodopsidaceae, bộ Eustigmatales, lớp Eustigmatophyceae, ngành Eustigmatophycophyta (tảo động bào tử có điểm mắt), là loài tảo thường gặp trong các thuỷ vực nước ngọt, có tốc độ sinh trưởng nhanh, có khả năng chịu đựng nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ lớn. Chủng vi khuẩn được lựa chọn trong nghiên cứu được phân lập từ thuỷ vực bị ô nhiễm bao quanh khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hoá, thuộc chi Bacillus (nhóm vi khuẩn Gram dương, hiếu khí, có khả năng sinh tổng hợp hệ enzyme: cellulase, amylase, protease) chưa .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.