Những khó khăn của “sinh viên thiệt thòi” trong thời gian học tại đại học Huế

Trường đại học không chỉ mở ra cơ hội phát triển cho sinh viên mà còn đem đến những khó khăn, thách thức đòi hỏi họ phải vượt qua. Những khó khăn, thách thức thường nặng nề hơn với sinh viên đến từ vùng sâu, vùng xa, miền núi hoặc sinh viên người dân tộc thiểu số, sinh viên khuyết tật. Kết quả nghiên cứu về khó khăn của SVTT ở Đại học Huế cho thấy họ có khó khăn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đặc biệt là trong học tập, quan hệ với giảng viên và thích ứng với môi trường mới. | .TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010 NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA “SINH VIÊN THIỆT THÒI” TRONG THỜI GIAN HỌC TẠI ĐẠI HỌC HUẾ Trần Thị Tú Anh Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế TÓM TẮT Trường đại học không chỉ mở ra cơ hội phát triển cho sinh viên mà còn đem đến những khó khăn, thách thức đòi hỏi họ phải vượt qua. Những khó khăn, thách thức thường nặng nề hơn với sinh viên đến từ vùng sâu, vùng xa, miền núi hoặc sinh viên người dân tộc thiểu số (DTTS), sinh viên khuyết tật (gọi chung là sinh viên thiệt thòi, SVTT). Kết quả nghiên cứu về khó khăn của SVTT ở Đại học Huế cho thấy họ có khó khăn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đặc biệt là trong học tập, quan hệ với giảng viên và thích ứng với môi trường mới. Bên cạnh đó, có sự khác biệt trong mức độ khó khăn của sinh viên theo giới, theo trường, theo khối và theo dân tộc. 1. Đặt vấn đề Vào trường đại học là bước ngoặt quan trọng đối với sinh viên, bởi trường đại học đem lại cơ hội lớn để tích luỹ tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, tạo điều kiện có cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng đem lại không ít thách thức cho sinh viên, bởi họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải sống xa nhà, tự lo liệu cho cuộc sống hàng ngày, thích ứng với thay đổi trong cách học, nội dung học Những khó khăn này vốn đã lớn với mọi sinh viên lại càng nặng nề hơn với những sinh viên xuất thân từ vùng núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hội kém thuận lợi, sinh viên khuyết tật và sinh viên người dân tộc thiểu số - SVTT theo định nghĩa của Dự án Đường đến đại học (PHE) do quĩ Ford tài trợ. Sở dĩ như vậy là vì, một mặt, SVTT thường sống khép kín, phạm vi giao tiếp hẹp, kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội hạn chế. Mặt khác, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương có khó khăn, chất lượng giáo dục phổ thông có nhiều hạn chế dẫn đến tri thức nền tảng của SVTT thường bị thiếu hụt. Ngoài ra, với tính cách rụt rè, e ngại, nhiều SVTT không dám tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài khi gặp khó khăn, khiến cho

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
34    103    2    13-06-2024
277    260    1    13-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.