Ebook Kể chuyện danh nhân Việt Nam - Tập 10: Các nhà chính trị - Phần 2

Tập 10 của bộ sách Kể chuyện danh nhân Việt Nam sẽ là những câu chuyện về những con người mưu trí, tài dũng như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Sĩ, Trịnh Hoài Đức,. Họ là những con người liêm khiết, cương trực, luôn lấy dân làm gốc, hết mình vì dân vì nước, không bao giờ cúi đầu trước cảnh bạo ngược trái ngang. Mời các bạn đón đọc. | TẬP 10: CÁC NHÀ CHÍNH TRỊ Nguyễn An Ninh Thần tượng của thanh niên Sài Gòn thập kỷ 20 của thế kỷ XX Năm 1917. Bóng chiều nhập nhoạng trên Lăng Ông Bà Chiểu. Những đám mây đen vần vũ trên vòm trời. Sấm sét đùng đùng rạch ngang dọc vòm trời như báo hiệu một cơn mưa sắp đến. Những vòm cây chuyển động ào ào. Giữa buổi chiều âm u ấy, có một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề, áo dài the lụa, đầu chít khăn đen, chân đi guốc, dẫn theo một thanh niên chừng mười sáu, mười bảy tuổi vào trong lăng. Thắp nén nhang trên bàn thờ chánh điện, ông nói: Nguyễn An Ninh (1900-1943) - Trước khi du học ở Pháp, con hứa điều gì? Cha dặn con sang đó phải cố gắng học thành tài để sau này cứu dân giúp nước, chứ không phải học cho giỏi để làm tôi mọi cho bọn mắt xanh mũi lõ. Con con hứa làm đúng lời cha dạy không? Cậu con trai đứng chắp tay trước ngực, nhìn nhang khói nghi ngút, lắp bắp: 107 BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM - Thưa cha, con xin hứa. Đó là lời thề đầu tiên trong đời của Nguyễn An Ninh. Ông sinh ngày 15/9/1900 tại xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An) là con trai của nhà nho Nguyễn An Khương và bà Trương Thị Ngự. Từ năm 1916, ông ra Hà Nội học trường Cao đẳng Y dược, nhưng học nửa chừng thì chuyển sang học Luật và cai trị. Học xong năm thứ hai ông lại bỏ học để tìm đường sang Paris. Những năm tháng này, ông theo học Luật tại trường Đại học Sorbonne và bắt đầu hoạt động chính trị. Với ước mơ sau này trở thành nhà hùng biện, một luật sư nên ông ra sức luyện tập phát âm để nói năng lưu loát. Nhờ vậy, tật cà lăm không còn gây khó khăn cho ông nữa. Qua thư giới thiệu của cha, sang Paris ông đã làm quen với những đàn anh như cụ phó bảng Phan Châu Trinh, tiến sĩ Luật Phan Văn Trường, kỹ sư hóa Nguyễn Thế Truyền và nhà báo Nguyễn Ái Quốc. Và họ trở thành nhóm “Ngũ Long” tạo được uy tín lớn trong cộng đồng người Việt tại Pháp. Passport của Nguyễn An Ninh Ngày 9/5/1922, Nguyễn An Ninh về nước trên chuyến tàu Porthos, với tấm hộ chiếu số 15292 do .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    225    1    16-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.