Phát triển chủ đề tích hợp trong dạy học văn học trung đại Việt Nam ở trường trung học theo hướng tiếp cận năng lực

Bài viết xác định những phương hướng cần thiết để phát triển chủ đề tích hợp để góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy học đó theo đúng định hướng tiếp cận năng lực. Trên cơ sở các định hướng đó, bài báo đề xuất hệ thống các chủ đề tích hợp (có minh họa bằng việc triển khai một chủ đề cụ thể) để dạy học theo chủ đề theo hướng phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh trung học. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 8, pp. 3-12 This paper is available online at DOI: PHÁT TRIỂN CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC Nguyễn Thanh Tùng Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Xuất phát từ thực tiễn vận dụng phương pháp dạy học tích hợp (trong đó có việc xây dựng chủ đề tích hợp) tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở trường trung học hiện nay, bài báo xác định những phương hướng cần thiết để phát triển chủ đề tích hợp để góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy học đó theo đúng định hướng tiếp cận năng lực. Trên cơ sở các định hướng đó, bài báo đề xuất hệ thống các chủ đề tích hợp (có minh hoạ bằng việc triển khai một chủ đề cụ thể) để dạy học theo chủ đề theo hướng phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh trung học. Tác giả bài viết hi vọng những đề xuất đó sẽ có ý nghĩa tham khảo nhất định cho những người xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa và giáo viên Ngữ văn trung học hiện nay. Từ khóa: Chủ đề tích hợp, tiếp cận năng lực, văn học trung đại Việt Nam, ngữ văn trung học, dạy học theo chủ đề. 1. Mở đầu Văn học trung đại Việt Nam là di sản văn học, văn hoá quý giá của cha ông ta. Những kiến thức hàm chứa trong văn học trung đại Việt Nam chính là nền tảng để có tri thức liên ngành về khoa học xã hội và nhân văn, một thành tố không thể thiếu trong việc hình thành nhân cách toàn diện, có bản sắc của một công dân Việt Nam cho học sinh trung học (cơ sở và phổ thông). Tuy nhiên, văn học trung đại Việt Nam được sản sinh trong một thời kì văn hoá đã cách xa, có nhiều khác biệt với thời hiện đại nên việc tiếp cận, dạy học gặp không ít khó khăn và nhiều khi gây mất phương hướng, hứng thú của cả giáo viên lẫn học sinh. Làm thế nào vượt qua được trở ngại, bế tắc đó, đồng thời, khai thác được giá trị quý báu của chúng trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.