Khô nóng và hình thế thời tiết gây khô nóng ở Tây Nguyên

Bằng việc sử dụng số liệu quan trắc và số liệu tái phân tích, bài báo đã chỉ ra được mức độ nắng nóng điển hình trong tháng 4 năm 2016 so với trung bình nhiều năm (TBNN) thông qua sự vượt trội của các đại lượng nhiệt độ không khí như nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thấp trung bình, nhiệt độ tối cao trung bình và nhiệt độ tối cao, trong đó có nhiều nơi nhiệt độ tối cao vượt kỉ lục. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI KHÔ NÓNG VÀ HÌNH THẾ THỜI TIẾT GÂY KHÔ NÓNG Ở TÂY NGUYÊN Nguyễn Viết Lành và Chu Thị Thu Hường Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ằng việc sử dụng số liệu quan trắc và số liệu tái phân tích, bài báo đã chỉ ra được mức độ nắng nóng điển hình trong tháng 4 năm 2016 so với trung bình nhiều năm (TBNN) thông qua sự vượt trội của các đại lượng nhiệt độ không khí như nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thấp trung bình, nhiệt độ tối cao trung bình và nhiệt độ tối cao, trong đó có nhiều nơi nhiệt độ tối cao vượt kỉ lục. Bên cạnh đó, bài báo cũng đã xác định được những hình thế thời tiết gây khô nóng trên khu vực Tây Nguyên. Từ khóa: Nắng nóng Tây Nguyên, nắng nóng kỷ lục. B 1. Mở đầu Cùng với những thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, mưa đá, lốc tố, hạn hán, rét đậm, rét hại, khô nóng cũng tác động không nhỏ đến hoạt động sống của con người. Khô nóng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân, nhất là những đợt khô nóng cực đoan cả về thời gian kéo dài và cường độ. Khô nóng kéo dài sẽ làm tăng khả năng bốc hơi nên làm cho hạn hán càng trở nên trầm trọng hơn do khô nóng thường xảy ra trong những đợt không mưa trong nhiều ngày. Do tác hại của khô nóng đến mọi mặt của sản xuất và đời sống nên đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về khô nóng ở Việt Nam, đặc biệt trong những năm gần đây. Bằng việc sử dụng số liệu tái phân tích, Nguyễn Viết Lành [3] đã phân tích và xác định được nguyên nhân gây nên đợt nắng nóng đầu tháng 5 năm 2005, trong đó ngày 01/5/2005 nhiệt độ tối cao tại một số nơi thuộc tỉnh Nghệ An lên tới trên 400C, đặc biệt ở Quỳ Châu đã lên tới 42,50C, là do trung tâm áp thấp Trung Hoa hoạt động mở rộng xuống phía nam và ảnh hưởng đến thời tiết miền bắc Việt Nam. Năm 2010, khi phân tích bộ bản đồ synop từ mực 1000 - 200mb của đợt nắng nóng gay gắt điển hình xảy ra từ ngày 8 đến ngày 20 tháng 6 năm 2010 trên hầu khắp lãnh thổ Việt Nam, Nguyễn Viết Lành [4] đã tiến hành xác định nguyên nhân gây ra đợt nắng nóng này.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.