Nghiên cứu mô phỏng đợt nắng nóng kỷ lục từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 4 năm 2016 tại Tây Nguyên bằng mô hình WRF

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm nghiên cứu mô phỏng đợt nắng nóng kỷ lục từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 4 năm 2016 tại Tây Nguyên bằng mô hình WRF. Bài báo đã cho thấy miền tính 2 có sai số nhỏ hơn miền tính 1. Sai số giữa các hạn 24 và 48h không thay đổi nhiều (dưới 10C). Sai số ở cả hai hạn dự báo cũng không lớn, chủ yếu ở vào khoảng 2 - 40C. Đồng thời sai số chủ yếu thiên âm, nghĩa là giá trị dự báo nhỏ hơn giá trị quan trắc ở cả hai hạn dự báo. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG ĐỢT NẮNG NÓNG KỶ LỤC TỪ NGÀY 8 ĐẾN NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2016 TẠI TÂY NGUYÊN BẰNG MÔ HÌNH WRF Nguyễn Hoàng Phương1 Nguyễn Viết Lành1 Tóm tắt: Bằng việc sử dụng mô hình WRF với hai lưới lồng 27 và 9 km, thời hạn dự báo là 24 và 48 giờ để mô phỏng đợt nắng nóng kỉ lục xảy ra trên Tây Nguyên từ ngày 8 - 15/4/2016 trên cơ sở số liệu GFS cung cấp bởi Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ có độ phân giải không gian là 0,5 x 0,5 độ kinh/vĩ với 27 mực theo chiều thẳng đứng từ 1000 - 10 mb, cũng như sử dụng số liệu quan trắc nhiệt độ tối cao trên khu vực nghiên cứu để đánh giá sai số dự báo, bài báo đã cho thấy miền tính 2 có sai số nhỏ hơn miền tính 1. Sai số giữa các hạn 24 và 48h không thay đổi nhiều (dưới 10C). Sai số ở cả hai hạn dự báo cũng không lớn, chủ yếu ở vào khoảng 2 - 40C. Đồng thời sai số chủ yếu thiên âm, nghĩa là giá trị dự báo nhỏ hơn giá trị quan trắc ở cả hai hạn dự báo. Từ khóa: Nắng nóng, biến đổi khí hậu, mô phỏng, mô hình WRF Ban Biên tập nhận bài: 29/6/2017 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ nên diễn biến thời tiết, đặc biệt là những hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó, đáng nói nhất là đợt nắng nóng gay gắt ở Tây Nguyên trong tháng 4 năm 2016. Thời tiết khắc nghiệt do nắng nóng gây ra đã dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người cũng như môi trường và hệ sinh thái. Thật vậy, theo Nguyễn Viết Lành và Chu Thị Thu Hường [2], trong tháng 4 năm 2016, trên khu vực Tây Nguyên, số ngày nắng nóng (nhiệt độ tối cao Tx ≥350C) xảy ra rất lớn, tại trạm Ayunpa và trạm Cát Tiên suốt cả tháng (30 ngày) đều xảy ra nắng nóng và 7 trạm có trên 16 ngày nắng nóng. Trong đó, các yếu tố như: nhiệt độ trung bình, tối thấp trung bình và tối cao trung bình tháng 4 năm 2016 đều cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khá lớn, nhiệt độ trung bình cao hơn từ 2,3 - 4,90C; nhiệt độ tối thấp trung bình cao hơn từ 3,9 - 6,50C và nhiệt độ tối cao trung bình cao hơn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.