Đánh giá nhu cầu dùng nước của tỉnh Bình Thuận dưới tác động của biến đổi khí hậu

Bài báo sử dụng công cụ CROPWAT và các tiêu chuẩn dùng nước của các ngành, tiến hành đánh giá nhu cầu dùng nước trong tương lai của tỉnh Bình Thuận dưới tác động của biến đổi khí hậu. Kết quả cho thấy, nhu cầu dùng nước của tỉnh ngày càng gia tăng qua các giai đoạn và đạt ngưỡng lớn nhất vào giai đoạn 2080-2099, với tổng lượng nhu cầu nước là 1,184 tỷ m3/năm, tăng 582 triệu m3 so với thời kỳ nền. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI ĐÁNH GIÁ NHU CẦU DÙNG NƯỚC CỦA TỈNH BÌNH THUẬN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hà Thị Thuận - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Hoàng Văn Đại - Công ty Cổ phần Thiết bị Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường Việt Nam N guồn nước có vai trò đặc biệt quan trọng và chi phối lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi tài nguyên nước có hạn, dưới áp lực phát triển kinh tế, nhu cầu dùng nước ngày một gia tăng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) nguồn nước có diễn biến ngày một phức tạp trong khi nhu cầu lại có xu thế gia tăng. Trong bối cảnh đó, bài báo này sẽ sử dụng công cụ CROPWAT và các tiêu chuẩn dùng nước của các ngành, tiến hành đánh giá nhu cầu dùng nước trong tương lai của tỉnh Bình Thuận dưới tác động của BĐKH. Kết quả cho thấy, nhu cầu dùng nước của tỉnh ngày càng gia tăng qua các giai đoạn và đạt ngưỡng lớn nhất vào giai đoạn 2080-2099, với tổng lượng nhu cầu nước là 1,184 tỷ m3/năm, tăng 582 triệu m3 so với thời kỳ nền. 1. Đặt vấn đề Bình Thuận nằm trong vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm cách Tp. Hồ Chí Minh 200 km, cách Tp. Nha Trang 250 km, có quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất chạy qua nối vùng nghiên cứu với các tỉnh phía bắc và phía nam của cả nước; quốc lộ 28 nối liền Tp. Phan Thiết với các tỉnh nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu. Với vị trí địa lý như trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng nghiên cứu có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với cả nước. Sức hút của các thành phố và trung tâm phát triển như Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang tạo điều kiện cho vùng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng là một thách thức lớn đặt ra là phải phát triển nhanh nền kinh tế, nhất là những lĩnh vực, những sản phẩm đặc thù để mở .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    80    1    16-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.