Nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết dã sử của Lan Khai

Trong giai đoạn 1930-1945, tiểu thuyết dã sử của Lan Khai đã xây dựng thành công thế giới nhân vật người phụ nữ miền núi phía Bắc, một số nhân vật là những con người có mưu lược và quyền bính, một số khác là những người bình dân. Mỗi con người có tính cách, số phận và bi kịch riêng thể hiện qua những cơn loạn lạc và sóng gió, nhưng họ đều có khát vọng chung, đó là tình yêu, hạnh phúc và tự do. Lan Khai đã thể hiện cách nhìn mới về con người và nghệ thuật bằng cách mở rộng đề tài, tăng cường hư cấu nghệ thuật, đổi mới thể loại và ngôn ngữ nhằm cách tân tiểu thuyết. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2, pp. 68-75 This paper is available online at DOI: NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT DÃ SỬ CỦA LAN KHAI Đỗ Thị Nhàn Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú, Hải Phòng Tóm tắt. Trong giai đoạn 1930-1945, tiểu thuyết dã sử của Lan Khai đã xây dựng thành công thế giới nhân vật người phụ nữ miền núi phía Bắc, một số nhân vật là những con người có mưu lược và quyền bính, một số khác là những người bình dân. Mỗi con người có tính cách, số phận và bi kịch riêng thể hiện qua những cơn loạn lạc và sóng gió, nhưng họ đều có khát vọng chung, đó là tình yêu, hạnh phúc và tự do. Lan Khai đã thể hiện cách nhìn mới về con người và nghệ thuật bằng cách mở rộng đề tài, tăng cường hư cấu nghệ thuật, đổi mới thể loại và ngôn ngữ nhằm cách tân tiểu thuyết. Từ khóa: Lan Khai, nhân vật, tiểu thuyết, dã sử, bi kịch, hư cấu, cách tân. 1. Mở đầu Khi bàn về mối quan hệ giữa tác phẩm của nhà văn với cuộc sống, Bertol Brecht đã viết: “Khi tình người đã mất thì nghệ thuật cũng không còn nữa. Làm sao nghệ thuật có thể làm xúc động lòng người nếu nhà văn không xúc động trước số phận của con người?” [1;18]. Điều đó gợi cho ta nghĩ tới những trang viết của Lan Khai về các tiểu thuyết dã sử cách đây hơn hai phần ba thế kỷ vẫn gây xúc động mạnh mẽ bạn đọc. Mặc dù là một cây bút nổi tiếng trên văn đàn cả nước trong giai đoạn 1930-1945 cùng với các nhà văn Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật viết về đề tài lịch sử, nhưng hơn 7 thập niên qua chưa có công trình nào nghiên cứu về nhân vật người phụ nữ trong các tiểu thuyết dã sử của Lan Khai như Gái thời loạn, Đỉnh non Thần, Bóng cờ trắng trong sương mù, Chàng đi theo nước, Trong cơn binh lửa. của ông một cách đầy đủ và hệ thống. Tiểu thuyết dã sử của Lan Khai là một sự khám phá mới về nghệ thuật trên hành trình cách tân văn học nửa đầu thế kỉ XX bằng việc khám phá đề tài, phát triển thể loại và quan niệm nghệ thuật mới bởi

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
28    271    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.