Sử dụng phương pháp ma trận tam giác trọng số đánh giá các tiêu chí cho du lịch tham quan vùng Nam Bộ Việt Nam

Với chỉ tiêu cụ thể cho 4 tiêu chí (thắng cảnh, địa hình, sinh vật, sinh khí hậu) và đánh giá bằng phương pháp ma trận trọng số tam giác, trên 11 vùng của Nam Bộ, tiến hành đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển du lịch tham quan. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2, pp. 130-140 This paper is available online at DOI: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN TAM GIÁC TRỌNG SỐ ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ CHO DU LỊCH THAM QUAN VÙNG NAM BỘ VIỆT NAM Hoàng Thị Kiều Oanh Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt. Với chỉ tiêu cụ thể cho 4 tiêu chí (thắng cảnh, địa hình, sinh vật, sinh khí hậu) và đánh giá bằng phương pháp ma trận trọng số tam giác, trên 11 vùng của Nam Bộ, tiến hành đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển du lịch tham quan. Kết quả là, phân cấp được mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan của 11 vùng như sau: 2 vùng rất thuận lợi, 4 vùng thuận lợi, 2 vùng tương đối thuận lợi, 03 vùng ít thuận lợi. Từ khóa: Du lịch tham quan, tiêu chí, ma trận tam giác, điểm trọng số, Nam Bộ. 1. Mở đầu Hiện nay, đánh giá tài nguyên cho phát triển kinh tế đang là xu hướng phổ biến. Trong đó, đánh giá định lượng ngày càng được chú trọng vì độ chính xác và tính khách quan của nó. Trong đánh giá định lượng, phương pháp đánh giá cho điểm trọng số được nhiều nghiên cứu lựa chọn trong việc thiết kế các mô hình đánh giá tài nguyên khác nhau. Do đó, có nhiều phương pháp đánh giá trọng số như phương pháp hồi quy, phân tích thứ bậc, phương pháp chuyên gia, ma trận tam giác trọng số, . Phương pháp ma trận tam giác trọng số đã được áp dụng rất phổ biến trong nhiều nghiên cứu, tiên phong có Nguyễn Cao Huần (1992, 2005) [3], đây được xem như phương pháp đặc trưng của địa lí ứng dụng. Nhiều hướng nghiên cứu địa lí ứng dụng sử dụng phương pháp này tiêu biểu như hướng đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cho mục đích nông nghiệp của Phan Thị Thanh Hải, Đặng Văn Bào [1] đã chỉ ra được vùng thích nghi sinh thái của cảnh quan địa hình địa mạo đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây thanh long ruột đỏ; hay cho mục đích bảo tồn rừng ngập mặn Mũi Cà Mau của Phạm Hạnh Nguyên, Trương Quang Hải [6]. Đối với phát .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
16    103    1    17-06-2024
2    435    2    17-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.