Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của Actinomyces và Bacillus phân lập được ở vùng trồng chè tại Thái Nguyên

Từ các mẫu đất vùng trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên đã phân lập, chọn lọc được chủng xạ khuẩn TNA12 và Bacillus TNB8. Chủng xạ khuẩn TNA12 có hoạt tính kháng nấm thử nghiệm, hoạt tính mạnh với nấm gây bệnh đốm nâu, đốm xám ở lá chè và có đặc điểm sinh học và di truyền tương đồng với chi Streptomyces. Chủng Bacillus TNB8 có khả năng sinh tinh thể độc và diệt sâu cao sau 24, 48, 72 giờ với tỷ lệ tương ứng là 30; 50; 90% và có đặc điểm sinh học và di truyền tương đồng chi Bacillus như các tài liệu đã mô tả. | Nguyễn Quang Tuyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 180(04): 123 - 128 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA ACTINOMYCES VÀ BACILLUS PHÂN LẬP ĐƯỢC Ở VÙNG TRỒNG CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN Nguyễn Quang Tuyên*, Đỗ Bích Duệ, Phạm Thị Phương Lan, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Mạnh Cường Viện Khoa học Sự sống - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Từ các mẫu đất vùng trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên đã phân lập, chọn lọc được chủng xạ khuẩn TNA12 và Bacillus TNB8. Chủng xạ khuẩn TNA12 có hoạt tính kháng nấm thử nghiệm, hoạt tính mạnh với nấm gây bệnh đốm nâu, đốm xám ở lá chè và có đặc điểm sinh học và di truyền tương đồng với chi Streptomyces. Chủng Bacillus TNB8 có khả năng sinh tinh thể độc và diệt sâu cao sau 24, 48, 72 giờ với tỷ lệ tương ứng là 30; 50; 90% và có đặc điểm sinh học và di truyền tương đồng chi Bacillus như các tài liệu đã mô tả. Hai chủng trên được đăng ký trên ngân hàng gen thế giới với mã số truy cập là Bacillus thuringensis TNB8: MG471390 và Streptomyces TNA12: MG471391. Từ khóa: Phân lập, xạ khuẩn, Bacillus, bào tử, tinh thể, hoạt tính ĐẶT VẤN ĐỀ* Cây chè là cây công nghiệp có tiềm năng và chủ lực trong tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân ở các tỉnh miền núi nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng nên đang được quan tâm, định hướng trở thành cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh [4]. Tuy nhiên, khi canh tác lâu năm, ngoài sâu bệnh hại chè phát sinh như rầy xanh, nhện đỏ, bọ xít. còn một số bệnh phổ biến do nấm như bệnh phồng lá, thối búp, đốm xám, đốm nâu cũng gây ra nhiều thiệt hại. Việc dùng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh đã làm giảm chất lượng chè, gây ô nhiễm môi trường sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Ngày nay, người ta chú trọng hơn đến yếu tố sinh học ức chế vi sinh vật gây bệnh, hạn chế dần thuốc trừ sâu hóa học, trong đó xạ khuẩn là nhóm có khả năng sinh chất kháng sinh cao, nhiều chất có khả năng chống nấm (Kiều Hữu Ảnh và cs., 2003) [1] và thuốc trừ sâu sinh học được chế tạo từ Bacillus thuringiensis có .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.