Kết quả nghiên cứu và phát triển giống lúa japonica (hạt tròn) ở miền Bắc Việt Nam

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá 9 dòng, giống lúa japonica nhập nội tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và miền núi phía Bắc (MNPB) thu được một số kết quả sau: Lựa chọn được 4 giống lúa Japonica (ĐS1, ĐS3, J01 và J02) có năng suất cao hơn so với tất cả các giống lúa Japonica còn lại và cao hơn so giống lúa thuần (BT7, Khang Dân, HT1, Nếp 87, Nếp 97.) trong cùng một điều kiện canh tác ở cả 2 vụ lúa Xuân và lúa Mùa. Ưu thế về năng suất của các giống lúa Japonica biểu hiện rõ ở vụ Xuân là chịu rét, năng suất cao. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA JAPONICA (HẠT TRÒN) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM Lê Quốc Thanh, Phạm Văn Dân và Cs Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu đánh giá 9 dòng, giống lúa Japonica nhập nội tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và miền núi phía Bắc (MNPB) thu được một số kết quả sau: lựa chọn được 4 giống lúa Japonica (ĐS1, ĐS3, J01 và J02) có năng suất cao hơn so với tất cả các giống lúa Japonica còn lại và cao hơn so giống lúa thuần (BT7, Khang Dân, HT1, Nếp 87, Nếp 97, ) trong cùng một điều kiện canh tác ở cả 2 vụ lúa Xuân và lúa Mùa. Ưu thế về năng suất của các giống lúa Japonica biểu hiện rõ ở vụ Xuân là chịu rét, năng suất cao: giống ĐS1 đạt từ 67,8 tạ/ha (Hưng Yên) đến 72,6 tạ/ha (Thái Bình); giống J01 đạt từ 68,5 tạ/ha tại Hưng Yên đến 73,3 tạ/ha tại Thái Bình; giống J02 từ 62 tạ/ha (Hưng Yên) đến 68 tạ/ha (Thái Bình, Ninh Bình); giống ĐS3 đạt 67,5 tạ/ha (Hưng Yên). Vụ Mùa các giống lúa Japonica đều cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, ổn định. Từ khóa: lúa Japonica, năng suất, chất lượng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa trồng Oryza sativa (2n=24) được phân làm các loài phụ: Indica, Japonica và Javanica hay Japonica nhiệt đới. Lúa Japonica là loại hình cây thấp đến trung bình, lá to, xanh đậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dầy, ít rụng hạt, chống đổ tốt, có khả năng chống chịu nhiều sâu bệnh, thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung bình. Lúa Japonica chiếm khoảng 20% tổng diện tích trồng lúa và khoảng 12% thị phần lúa gạo xuất khẩu trên thế giới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cơ cấu tiêu dùng gạo ở nhiều nước thay đổi nhanh, chuyển từ gạo chất lượng thấp sang gạo chất lượng cao, từ gạo Indica sang Japonica ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan. Xu hướng đó cũng đã bắt đầu ở khu vực ASEAN và Việt Nam (Hoàng Tuyết Minh, Đỗ Năng Vịnh; 2006). Từ những năm 1990, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã hợp tác với Viện JIRCAS của Nhật Bản để nghiên cứu, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
33    81    1    20-06-2024
43    70    2    20-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.