TIỂU LUẬN “QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG”

Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, vì vậy nếu không có cách khai thác và sử dụng hợp lí (kể cả tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo) thì một ngày nào đó nó cũng sẽ cạn kiệt. Vậy, muốn sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên thì cần phải: Giữ mức khai thác trong phạm vi có thể tái sinh, tái tạo được đối với các nguồn tài nguyên phục hồi. | Đất là một tài nguyên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người để sinh tồn. Trên quan điểm sinh thái và môi trường, đất được xem là một vật thể sống, một “vật mang” của các hệ sinh thái tồn tại trên Trái Đất. Do đó, con người tác động và đất cũng chính là tác động vào tất cả HST mà đất “mang” trên mình nó. Đất là tư liệu sản xuất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có được – đó là độ phì nhiêu. Chính nhờ tính chất độc đáo này mà các HST đã và đang tồn tại, phát triển, và xét cho cùng, cuộc sống của loài người cũng phụ thuộc vào tính chất “độc đáo” này của đất. Đất cùng với con người đã đồmh hành qua các nền văn minh nông nghiệp khác nhau, từ nền nông nghiệp thô sơ vào buổi bình minh của loài người đến nền nông nghiệp đầy ắp các tiến bộ khoa học và công nghệ ngày nay, đất vẫn còn giữ nguyên giá trị. Đất là vốn quý của xã hội và luôn là vấn đề nóng bỏng ở mỗi quốc gia. Trên Trái Đất, đất là tấm gương phản chiếu điều kiện khí hậu, thảm thực vật và phân bố theo các dãy tương thích với các khu sinh học. Từ Bắc bán cầu tới xích đạo gồm caá dãy đất chính sau: đất đài nguyên, đất podzôn, đất xám rừng, đất đen, đất xám khô hạn, đất hạt đẻ, đất đỏ và đất vàng vùng nhiệt đới.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.