“Tâm” trong kinh điển Phật giáo Bắc truyền

Bài viết nghiên cứu các phương diện từ Thể đến Dụng, từ Tính ra Tướng của “Tâm” được phản ánh trong một số bộ kinh văn Phật giáo Bắc truyền quan trọng và trong văn học Phật giáo Việt Nam để làm sáng tỏ quan điểm này. | “Tâm” trong kinh điển Phật giáo Bắc truyền Nghiên cứ u Tôn giáo. Sô ́ 7&8 - 2016 47 TRẦN HOÀNG HÙNG* “TÂM” TRONG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN Tóm tắt: Nếu dùng hai từ “từ bi” và trí tuệ để khái quát tôn chỉ của Phật giáo, thì có thể dùng một chữ “Tâm” để khái quát nội dung cơ bản của toàn bộ hệ thống văn học Phật giáo Bắc truyền. “Tâm” vừa là đối tượng, vừa là nội dung, đồng thời vừa là mục đích cuối cùng của các văn sĩ Phật giáo. Ngộ được chân tâm, thấu triệt tự tính, vượt khỏi trói buộc, thoát khỏi khổ đau trong lục đạo luân hồi, rồi tận tâm tận lực cứu giúp muôn loại chúng sinh thoát khỏi khổ đau là mục tiêu hướng đến của thiên sư thi sĩ. Nói cách khác, gần như toàn bộ kinh điển Phật giáo Bắc truyền diễn tả, chiêm nghiệm chữ “Tâm” trong mọi khía cạnh, từ nhiều góc độ, trên nhiều phương diện, với nhiều hình thức, bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nghiên cứu các phương diện từ Thể đến Dụng, từ Tính ra Tướng của “Tâm” được phản ánh trong một số bộ kinh văn Phật giáo Bắc truyền quan trọng và trong văn học Phật giáo Việt Nam để làm sáng tỏ quan điểm này. Từ khóa: Tâm, kinh điển, Phật giáo, Bắc truyền. Dẫn nhập Có thể thấy, tầm quan trọng của chữ “Tâm” trong bốn câu thơ đúc kết tinh thần cốt lõi của bài phú Cư trần lạc đạo của Phật hoàng Trần Nhân Tông: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Cơ tắc xan hề khổn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền (Sống đời vui đạo hãy tùy duyên * TS., Thích Hạnh Tuệ, Trung tâm Nghiên cứu Văn học Phật giáo, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh. 48 Nghiên cứ u Tôn giáo. Sô ́ 7&8 - 2016 Đói ăn khát uống mệt ngủ liền Của báu đầy nhà thôi tìm kiếm Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền) Trong nhà có sẵn của báu (gia trung hữu bảo) chỉ cho chân tâm Phật tính vốn có sẵn trong mỗi chúng sinh, như cách dụ “viên ngọc trong chéo áo” của gã cùng tử trong Kinh Pháp Hoa. Khi tâm thanh tịnh, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    323    1    24-05-2024
497    1    1    24-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.