Đánh giá hiệu quả chế độ điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) trên bệnh nhân nuốt vướng

Các bệnh lý vùng tai mũi họng có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khá phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng. Trong đó tình trạng nuốt vướng mà trước đây thường được chẩn đoán là viêm họng mạn, viêm họng hạt ngày càng phổ biến trên lâm sàng. Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả chế độ điều trị GERD trên bệnh nhân nuốt vướng. | Đánh giá hiệu quả chế độ điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) trên bệnh nhân nuốt vướng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN (GERD) TRÊN BỆNH NHÂN NUỐT VƯỚNG Trần Anh Tuấn* TÓM TẮT Giới thiệu Các bệnh lý vùng tai mũi họng có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khá phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng. Trong đó tình trạng nuốt vướng mà trước đây thường được chẩn đoán là viêm họng mạn, viêm họng hạt ngày càng phổ biến trên lâm sàng. Theo y văn, trong các nguyên nhân gây nuốt vướng thì trào ngược dạ dày thực quản là một nguyên nhân quan trọng. Vấn đề được đặt ra ở đây là khi nào nuốt vướng là do trào ngược? Cũng theo y văn thế giới và nhiều guideline hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tình trạng này. Để bắt đầu điều trị người ta thường dựa vào khai thác bệnh sử và khám lâm sàng và thường không đòi hỏi đánh giá sâu hơn. Đa số bệnh nhân (hơn 50%) có các triệu chứng GERD nhưng nội soi cho kết quả bình thường Các triệu chứng phổ biến nhất của GERD là ợ nóng. Có thể có các triệu chứng khác như nuốt đau, nuốt khó, ho, thở khò khè, hen suyễn, hư men răng, viêm lợi, hôi miệng, khàn tiếng, và một cảm giác có cục gì trong họng. Kết hợp với thực tế khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2, chúng tôi tiến hành nghiên cứu việc điều trị bệnh nhân có triệu chứng nuốt vướng bằng chế độ điều trị GERD Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả chế độ điều trị GERD trên bệnh nhân nuốt vướng Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngẫu nhiên tiến cứu có can thiệp lâm sàng. 78 bệnh nhân tuổi từ 17 đến 82 không phân biệt giới tính, có biểu hiện nuốt vướng kéo dài tối thiểu một tháng, không do viêm mũi xoang và amiđan, được điều trị bằng chế độ điều trị GERD như sau: dùng chế độ Clarithromycin 500mg ngày uống 2 lần mỗi lần một viên, Esomeprazol

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.