Biên dịch: Từ lý thuyết đến thực tế

Bài viết này đi vào một khía cạnh của mảng dịch thuật: Dùng lý thuyết dịch để tìm hiểu những mặt tốt và chưa tốt về từ vựng và ngữ pháp của một bản dịch nhằm giúp cho việc giảng dạy môn này ngày một tốt hơn, đạt yêu cầu về cả lý thuyết lẫn thực hành. | Biên dịch: Từ lý thuyết đến thực tế Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 17 năm 2009 BIÊN DỊCH: TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ Nguyễn Thanh Tùng* 1. Đặt vấn đề Môn dịch là một trong những môn học thuộc chương trình đào tạo cử nhân tiếng Anh các chuyên ngành phương pháp giảng dạy tiếng, biên-phiên dịch, và thương mại tại các trường đại học trong những năm gần đây. Tuy nhiên, có một thực tế mà những người tham gia đào tạo thường thừa nhận là chưa có sự thống nhất trong quy trình đào tạo, từ nội dung chương trình đến cách giảng dạy và đánh giá. Nhìn chung, trong phần lớn các phân môn hữu quan, thực hành dịch được chú ý nhiều hơn. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chương trình giảng dạy môn này trong một số trường không có phần lý thuyết dịch, hoặc có nhưng chưa được sự nhất trí cao về nội dung trong nội bộ giảng viên phụ trách dù rằng đây là môn học cung cấp nền tảng lý luận giúp người học có thể tự tin thực hành dịch sau này và cũng có thể dựa vào đó để đánh giá bản dịch của mình, chứ không lệ thuộc hoàn toàn vào nhận định phần nhiều mang tính chủ quan của người dạy. Bài viết này đi vào một khía cạnh của mảng dịch thuật: Dùng lý thuyết dịch để tìm hiểu những mặt tốt và chưa tốt về từ vựng và ngữ pháp của một bản dịch nhằm giúp cho việc giảng dạy môn này ngày một tốt hơn, đạt yêu cầu về cả lý thuyết lẫn thực hành. 2. Lý thuyết dịch Lý thuyết dịch đóng vai trò quan trọng, giúp soi sáng những vấn đề trong thực tế dịch. Tuy nhiên, nó sẽ “trở nên vô nghĩa và vô ích nếu không xuất phát từ những vấn đề trong thực tế dịch thuật” [3, tr. 9]. Vì thế, phần này chỉ trình bày những vấn đề lý thuyết cốt lõi làm nền tảng lý luận để xem xét, đánh giá, và giải thích các bản dịch trong phần thực hành theo ngay sau. . Nguyên tắc cơ bản * TS. – Trường ĐHSP Tp. HCM. 25 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Nguyễn Thanh Tùng Về cơ bản, dịch “bao gồm việc nghiên cứu từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, tình huống giao tiếp, và bối cảnh văn hóa của

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.