Cơ sở của mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân là cội nguồn sức mạnh của Đảng, bản chất mục đích của Đảng là vì lợi ích của nhân dân, Đảng cầm quyền là vì nhân dân, Đảng là một bộ phận của dân tộc, cán bộ, đảng viên của Đảng đều xuất thân từ nhân dân, sống với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. | Cơ sở của mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ TỔNG KẾT THỰC TIỄN CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ GẮN BÓ MẬT THIẾT GIỮA ĐẢNG VỚI NHÂN DÂN Quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân đã trở thành nguồn sức mạnh và truyền thống vô cùng quý báu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế, yếu kém trong bộ máy Đảng, Nhà nƣớc đã ảnh hƣởng nghiêm trọng tới lòng tin và mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, thậm chí có ý kiến băn khoăn rằng, cơ sở của mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân phải chăng đã bị xói mòn, thay đổi? Thực tế đó ặt ra yêu cầu nhìn nhận những cơ sở của mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân một cách khoa học. TS DƢƠNG TRUNG Ý Học viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 1. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân là cội nguồn sức mạnh của Đảng Lịch sử loài người cho thấy, quần chúng nhân dân là chủ thể tạo ra mọi của cải vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chính quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của các cuộc cách mạng xã hội, là lực lượng sáng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần của xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã khẳng định, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Chính quần chúng là người làm nên lịch sử. Do đó, các chính đảng nói chung, các đảng cộng sản nói riêng phải biết dựa vào sức mạnh của quần chúng, phải biết tập hợp, lãnh đạo quần chúng. Ngay trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen (1843), Mác đã viết: “Chủ quyền của nhân dân không phải là cái phát sinh từ chủ quyền của nhà vua, mà ngược lại, chủ quyền của nhà vua dựa trên chủ quyền của nhân dân.; không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra chế độ nhà nước”(1). Trong tác phẩm Gia đình thần thánh (1844), Mác và Ăngghen cho rằng “Hoạt động lịch sử càng lớn lao thì do đó, quần chúng, mà hoạt động lịch sử đó là sự nghiệp của mình, cũng sẽ lớn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
77    397    9    21-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.