Luận án Tiến sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam

Luận án phân tích những nội dung lý luận về thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước, như: khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung, hình thức, các bộ phận hợp thành thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam; trình bày một số kinh nghiệm có giá trị qua tham khảo thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước của một số nước trên thế giới. - Khái quát quá trình hình thành, phát triển thể chế pháp. Trên cơ sở kết quả đạt được từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nêu ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta thời gian tới. | Luận án Tiến sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm soát quyền lực nhà nước là nhu cầu tất yếu trong quá trình tổ chức thực thi quyền lực nhà nước, là yếu tố trung tâm của nhà nước pháp quyền. Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng quyền lực nhà nước phải được kiểm soát, không thể để quyền lực tuyệt đối không giới hạn. Bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào khi được giao sử dụng quyền lực nhà nước đều phải chịu sự kiểm soát để không xảy ra các tệ nạn độc quyền, cửa quyền, đặc quyền, lạm quyền, tiếm quyền, làm tha hoá bản chất và mục đích ban đầu của quyền lực nhà nước. Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đang đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức, như: tham nhũng chưa bị đẩy lùi; dân chủ có lúc, có nơi bị vi phạm; kỷ cương, kỷ luật ở một số cấp, một số lĩnh vực không nghiêm. Nhiều biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội đang có xu hướng đi ngược lại với tôn chỉ, mục đích mà Đảng, Nhà nước ta hướng đến là xây dựng một Nhà nước phục vụ Nhân dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của Nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân, có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân. Mặt khác, chúng ta đang đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới toàn diện, hội nhập sâu rộng, theo đó giải quyết mối quan hệ nhà nước - thị trường - xã hội trong các lĩnh vực phát triển ngày càng trở nên quan trọng. Chúng ta cũng đang xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà trong đó các quyền con người, quyền công dân phải được bảo đảm, Nhà nước phải là nhà nước “có trách nhiệm”, nhà nước “kiến tạo 1 phát triển”. Như vậy, cả về lý luận và thực tiễn, kiểm soát quyền lực nhà nước là đề tài cấp bách hiện nay.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
96    442    2    20-06-2024
97    97    2    20-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.