Hệ thống hóa đặc điểm Islam giáo trong cộng đồng Chăm Bàni ở Ninh Thuận và Bình Thuận

Bài viết này hệ thống hóa các đặc điểm Islam giáo trong cộng đồng Chăm Bàni theo 3 vấn đề cốt lõi của một tôn giáo: niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo (các nghi lễ và taboo biểu đạt niềm tin), cộng đồng tôn giáo (các nghi lễ chủ yếu cố kết cộng đồng). | Hệ thống hóa đặc điểm Islam giáo trong cộng đồng Chăm Bàni ở Ninh Thuận và Bình Thuận Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1&2 - 2017 113 NGUYỄN BÌNH* HỆ THỐNG HÓA ĐẶC ĐIỂM ISLAM GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG CHĂM BÀNI Ở NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN Tóm tắt: Phần lớn các nghiên cứu về tôn giáo của cộng đồng tôn giáo Chăm Bàni ở Ninh Thuận và Bình Thuận tuy đã chỉ ra các thực hành tôn giáo biểu đạt niềm tin mang tính Islam giáo nhưng đều cho rằng cộng đồng này là những biến thể của Islam giáo. Nguyên nhân là vì họ vẫn thực hành những nghi lễ ngoài hệ thống nghi lễ Islam giáo. Để có nhận thức sát hợp với hiện tượng tôn giáo Bàni, rất cần thiết phải hệ thống hóa các đặc điểm tiêu biểu cho thấy cộng đồng Chăm Bàni, ít nhất về hình thức, là cộng đồng Islam giáo. Với sự cần thiết đó, bài viết này hệ thống hóa các đặc điểm Islam giáo trong cộng đồng Chăm Bàni theo 3 vấn đề cốt lõi của một tôn giáo: niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo (các nghi lễ và taboo biểu đạt niềm tin), cộng đồng tôn giáo (các nghi lễ chủ yếu cố kết cộng đồng). Từ khóa: Chăm Bàni, đặc điểm, Islam giáo. 1. Đặt vấn đề Khi nghiên cứu về cộng đồng tôn giáo Bàni1 ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận, các nghiên cứu đi trước đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau về loại hình tôn giáo của cộng đồng này mặc dù cũng đã chỉ ra các yếu tố Islam giáo trong hoạt động tôn giáo và trong đời sống thường ngày của họ. Có ý kiến cho rằng cách thực hành tôn giáo của người Chăm Bàni là một biến thái địa phương của Islam giáo ở người Chăm tại Việt Nam [Phan Xuân Biên (chủ biên), 1991; Phan Văn Dốp, 1993, 2002]; là một tôn giáo địa phương, thể hiện tính bản địa sâu sắc của người Chăm mà không phải là Islam giáo với tư cách là một tôn giáo thế giới (Lê Thị Tuyết Vân, 2001; Nguyễn Đức Toàn, 2002); là kết * Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài: 27/12/2016; Ngày biên tập: 16/01/2017; Ngày duyệt đăng: 20/02/2017. 114 Nghiên cứu Tôn giáo. Số .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
129    506    2    29-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.