Tác động của môi trường khởi nghiệp tới dự định khởi nghiệp của sinh viên

Nghiên cứu này kiểm định tác động của một số nhân tố cảm nhận về môi trường khởi nghiệp tới dự định khởi nghiệp của sinh viên đại học chính quy tại Việt Nam. Trên mẫu nghiên cứu gồm 640 sinh viên ở 11 trường đại học gồm cả khối kỹ thuật và khối kinh tế- quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, kết quả khảo sát cho thấy môi trường khuyến khích khởi nghiệp ở trường đại học, nhìn nhận của xã hội về doanh nhân và cảm nhận về những khó khăn của môi trường khởi nghiệp có ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của sinh viên. | Tác động của môi trường khởi nghiệp tới dự định khởi nghiệp của sinh viên TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KHỞI NGHIỆP TỚI DỰ ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TS. Nguyễn Thu Thủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nghiên cứu này kiểm định tác động của một số nhân tố cảm nhận về môi trường khởi nghiệp tới dự định khởi nghiệp của sinh viên đại học chính quy tại Việt Nam. Trên mẫu nghiên cứu gồm 640 sinh viên ở 11 trường đại học gồm cả khối kỹ thuật và khối kinh tế- quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, kết quả khảo sát cho thấy môi trường khuyến khích khởi nghiệp ở trường đại học, nhìn nhận của xã hội về doanh nhân và cảm nhận về những khó khăn của môi trường khởi nghiệp có ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của sinh viên. Từ khóa: dự định khởi nghiệp, nhân tố ảnh hưởng, hành vi hợp lý, cảm nhận về điều kiện môi trường. 1. Giới thiệu chung Khởi nghiệp (entrepreneurship): Bird (1988) định nghĩa khởi nghiệp là bắt đầu hoặc tạo dựng một công việc kinh doanh mới. Khởi nghiệp “là việc một cá nhân hay nhóm người chấp nhận rủi ro để tạo dựng một doanh nghiệp mới” (Ajzen, 1991). Khởi nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế và tạo của cải, giới thiệu các sản phẩm chu trình giải pháp và dịch vụ mới cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất, là công việc có ý nghĩa cho những người thích quyền lực, thách thức và là cơ hội để phát huy tính sáng tạo. Trong những năm gần đây, hoạt động khởi nghiệp qua việc thành lập các doanh nghiệp mới được nhiều nghiên cứu chứng minh rằng đã tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của nhiều nền kinh tế trên thế giới (Carree và Thurik, 2003). Khởi nghiệp được coi như là biến thứ tư trong “lý thuyết mới về phát triển” được gọi là biến “vốn khởi nghiệp - entrepreneurship capital” bên cạnh 3 biến truyền thống là vốn vật chất, nhân lực và tri thức. Khởi nghiệp gia tăng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thay đổi công nghệ, tạo ra nhiều việc làm. Theo Carree và Thurik (2003), hoạt động khởi nghiệp .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    97    3    17-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.