SKKN: Hướng dẫn học sinh giải bài toán tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau trong đề thi THPT Quốc gia

Mục đích nghiên cứu là tìm ra phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh, để từ đó tạo hứng thú học tập cho các em, giúp cho các em hiểu rõ các dạng toán và định hướng cách giải cho bài toán “Tính khoảng cách”. Để từ đó rút ra kết luận và đề xuất một số biện pháp cụ thể khi tiến hành giúp đỡ từng đối tượng học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. | SKKN Hướng dẫn học sinh giải bài toán tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau trong đề thi THPT Quốc gia Nguyễn Sỹ Thạc Trường THPT Thạch Thành 2 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môn Toán trong trường phổ thông giữ một vai trò vị trí hết sức quan trọng là môn học công cụ. Nếu học tốt môn Toán thì những tri thức trong Toán cùng với phương pháp làm việc trong Toán sẽ trở thành công cụ để học tốt những môn học khác. Hơn nữa môn Toán còn góp phần phát triển nhân cách học sinh. Ngoài việc cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức kĩ năng môn Toán còn rèn luyện cho học sinh đức tính phẩm chất của người lao động như Tính cẩn thận tính chính xác tính kỉ luật tính sáng tạo Do đó trong quá trình dạy học đòi hỏi đội ngũ các thầy cô giáo phải tích cực học tập không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực tự giác chủ động và sáng tạo của học sinh bồi dưỡng khả năng tự học khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế đem lại sự say mê hứng thú học tập cho học sinh. Trong quá trình thực tế giảng dạy học sinh các khối 11 và 12 trường THPT Thạch Thành 2 trong những năm học đã qua và đặc biệt là năm học 2015 2016 tôi thấy học sinh còn gặp rất nhiều lúng túng trong việc giải quyết một bài toán hình học nói chung và đặc biệt là bài toán Tính khoảng cách trong hình học không gian nói riêng có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên nhưng theo tôi nguyên nhân chủ yếu là khi học hình học học sinh không để ý đến các các định nghĩa các định lý và các tính chất hình học. Các phương pháp giải còn mang tính chất chủ quan rời rạc gặp bài toán nào thì chỉ chú trọng tìm cách giải cho riêng bài toán đó mà không có một cách nhìn tổng quát. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng các em bị lúng túng trước các cách hỏi trong một bài toán mới. Với vai trò là một giáo viên dạy Toán và qua nhiều năm giảng dạy để trao đổi cùng các thầy cô đồng nghiệp với mong muốn tìm ra hướng giải quyết đơn giản nhất cho một bài toán làm cho học sinh nhớ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.