SKKN: Xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa góp phần giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa lí 12

Mục tiêu của đề tài là đưa ra thực trạng sự hiểu biết của học sinh về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề. Sáng kiến mà tôi đưa ra là tôi xây dựng cuốn tập san chủ quyền biển đảo nước ta tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đó sử dụng trong một số bài học chương trình Địa lí 12 để học sinh dễ dàng nhận thức được những đặc điểm, chủ quyền của nước ta tại hai quần đảo này, phạm vi các bộ phận vùng biển nước ta thông qua Luật biển quốc tế, năm 1982 đồng thời nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí. | SKKN Xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa góp phần giáo dục chủ quyền biển đảo trong dạy học Địa lí 12 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. LỜI GIỚI THIỆU Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ thiêng liêng trọng đại và phức tạp. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước ông cha ta đã đấu tranh kiên cường không mệt mỏi để giữ vững chủ quyền quốc gia. Cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam trên vùng biển thềm lục địa và hải đảo là cuộc đấu tranh phức tạp về nhiều mặt đòi hỏi không chỉ các nhân tố nội lực truyền thống mà đòi hỏi người tham gia đấu tranh phải có tri thức toàn diện có hiểu biết về lịch sử và ngoại giao vận dụng luật pháp công luận trong và ngoài nước. Để giữ vững chủ quyền biển đảo thì trước hết phải giáo dục chủ đó chúng ta thêm tự hào hơn về dân tộc thêm yêu quê hương đất nước có mục tiêu sống lí tưởng sống tốt đẹp có định hướng đúng trong tương lai góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hơn bao giờ hết giáo dục chủ quyền biển đảo đặc biệt giáo dục chủ quyền của nước ta tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Thời gian gần đây Trung Quốc có những hành động và quan điểm sai trái về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc tuyên bố thành lập Tam Sa diễn ra sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển vào tháng 6 2012. Việc thành lập trái phép cái gọi là Thành phố Tam Sa của Trung Quốc là một bước tiến mới nằm trong âm mưu lâu dài nhằm kiểm soát khống chế tiến tới độc chiếm biển Đông của giới cầm quyền Trung Quốc một ý đồ nhất quán xuyên suốt trong nội bộ chính quyền và xã hội Trung Quốc. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014 đã trở thành sự kiện thu hút sự quan tâm của thế giới làm dấy lên những làn sóng dư luận phản đối mạnh mẽ cả ở trong và ngoài nước. Không dừng lại ở đó .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.