Niềm tin tôn giáo trong pháp tu tịnh độ qua kinh điển Phật giáo

Nhiều công trình nghiên cứu trước đây từ góc độ tiếp cận Triết học, Sử học về tôn giáo đã chỉ ra các nguồn gốc và quá trình phát triển của pháp tu Tịnh Độ, xu hướng Thiền - Tịnh song tu trong lịch sử Phật giáo. Bên cạnh đó, còn có những công trình tiếp cận pháp tu Tịnh Độ trên bình diện kinh điển, cơ sở thờ tự và đối tượng thờ phụng nhằm tìm hiểu nguyên nhân phát triển cũng như sự truyền thừa thích hợp của các tông phái trong Phật giáo. Đối với pháp tu Tịnh Độ, niềm tin và thực hành là hai vấn đề đặc biệt quan trọng của pháp tu này. Người theo pháp tu này quan niệm như thế nào về niềm tin? Vì sao cần phải chú trọng niềm tin mới có thể thực hành Niệm Phật rốt ráo? Trong bài viết này, trên cơ sở tiếp cận Tôn giáo học, bước đầu chúng tôi khảo cứu một số kinh điển Phật giáo, nhất là kinh điển thuộc Tịnh Độ tông, nhằm làm rõ niềm tin trong pháp tu Tịnh Độ, một pháp tu đặc biệt quan trọng trong Phật giáo nói chung và Phật giáo Bắc truyền nói riêng trong lịch sử. | Niềm tin tôn giáo trong pháp tu tịnh độ qua kinh điển Phật giáo 72 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2018 NGUYỄN VĂN QUÝ NIỀM TIN TÔN GIÁO TRONG PHÁP TU TỊNH ĐỘ QUA KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO Tóm tắt Nhiều công trình nghiên cứu trước đây từ góc độ tiếp cận Triết học Sử học về tôn giáo đã chỉ ra các nguồn gốc và quá trình phát triển của pháp tu Tịnh Độ xu hướng Thiền - Tịnh song tu trong lịch sử Phật giáo. Bên cạnh đó còn có những công trình tiếp cận pháp tu Tịnh Độ trên bình diện kinh điển cơ sở thờ tự và đối tượng thờ phụng nhằm tìm hiểu nguyên nhân phát triển cũng như sự truyền thừa thích hợp của các tông phái trong Phật giáo. Đối với pháp tu Tịnh Độ niềm tin và thực hành là hai vấn đề đặc biệt quan trọng của pháp tu này. Người theo pháp tu này quan niệm như thế nào về niềm tin Vì sao cần phải chú trọng niềm tin mới có thể thực hành Niệm Phật rốt ráo Trong bài viết này trên cơ sở tiếp cận Tôn giáo học bước đầu chúng tôi khảo cứu một số kinh điển Phật giáo nhất là kinh điển thuộc Tịnh Độ tông nhằm làm rõ niềm tin trong pháp tu Tịnh Độ một pháp tu đặc biệt quan trọng trong Phật giáo nói chung và Phật giáo Bắc truyền nói riêng trong lịch sử. Từ khóa Kinh điển niềm tin pháp tu Tịnh Độ tông. Dẫn nhập Sự kiện Đại sư Huệ Viễn 334-416 người Trung Quốc thành lập Bạch Liên Xã cùng tín đồ thờ phượng Phật A Di Đà đã đánh dấu một bước phát triển vô cùng quan trọng của pháp tu này vì các bậc cao tăng đã căn cứ sự kiện này để xác định thời điểm pháp tu Tịnh Độ phát triển thành tông gọi là Tịnh Độ tông đồng thời các bộ kinh mà Tịnh Độ tông chọn lựa làm tôn chỉ tu tập cũng được xác định và Đại sư Huệ Viễn là vị Tổ đầu tiên của tông này. Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài 12 3 2018 Ngày biên tập 19 3 2018 Ngày duyệt đăng 26 3 2018. Nguyễn Văn Quý. Niềm tin tôn giáo trong Pháp tu Tịnh Độ 73 Từ phương diện kinh điển niềm tin và phương pháp thực hành Tịnh Độ đã được xác lập trong kinh đặc biệt là ba bộ kinh A Di Đà Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ gọi

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.