Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương 17: Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa

Bài giảng "Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương 17: Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa" cung cấp cho người học các kiến thức về: Khái niệm hệ thống pháp luật XHCN, những tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật; các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, . Mời các bạn cùng tham khảo. | CHƯƠNG XVII HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA niệm hệ thống pháp luật XHCN. Khái niệm Hệ thống pháp luật là tổng thể các QPPL các nguyên tắc định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau được phân thành các chế định pháp luật các ngành luật và được thể hiện trong các VBQPPL do cơ quan nhà nước ban hành theo những hình thức thủ tục nhất định. Gồm Về cấu trúc bên trong hệ thống pháp luật được hợp thành từ các quy phạm pháp luật chế định pháp luật và ngành luật. Về hình thức bên ngoài hệ thống pháp luật được cấu thành từ các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống cấu trúc của PL Hệ thống cấu trúc của pháp luật là cơ cấu bên trong của pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất được phân định thành các chế định pháp luật và ngành luật Quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất tế bào trong hệ thống cấu trúc PL. Chế định pháp luật Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng. Ngành luật Là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Có 2 căn cứ chủ yếu để phân định các ngành luật Ðối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội cùng loại thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội cần có sự điều chỉnh bằng PL. Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một loại quan hệ xã hội đặc thù. Phương pháp điều chỉnh là cách thức tác động vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó. Mỗi ngành luật cũng có phương pháp điều chỉnh đặc thù. Có 2 phương pháp điều chỉnh chủ yếu Phương pháp bình đẳng thoả thuận là cách thức tác động mà ở đó nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ và các bên tham gia quan hệ pháp luật có thể thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ đó các bên tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lý. Phương pháp quyền uy phục tùng là cách thức tác động .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
174    71    1    29-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.