Nhận diện kiến trúc đình làng vùng Phú Xuân thời chúa Nguyễn

Bài viết bước đầu nhận diện kiến trúc đình làng Thừa Thiên Huế vùng Phú Xuân thời chúa Nguyễn qua các đình làng tiêu biểu như đình làng Vạn Xuân, Thủ Lễ, Cổ Lão, Quy Lai, Phú Xuân, Văn Xá, Lại Thế, Long Hồ, Hạ Lang và An Hòa dưới nhiều góc độ trong đó chú trọng đến mảng kiến trúc và văn bia thể hiện đặc trưng riêng của đình làng Thừa Thiên Huế vùng Phú Xuân thời chúa Nguyễn nhằm gìn giữ và lưu lại trong quá trình trùng tu, bảo tồn loại hình kiến di sản này. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 129 Số 6A 2020 Tr. 93 105 DOI NHẬN DIỆN KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG VÙNG PHÚ XUÂN THỜI CHÚA NGUYỄN Phạm Đăng Nhật Thái Trần Thành Nhân Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 77 Nguyễn Huệ Huế Việt Nam Tóm tắt Thời các chúa Nguyễn Phú Xuân đã hai lần được chọn làm chính dinh lần thứ nhất 1687 1712 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Thái và lần hai 1738 1775 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Trong cả hai lần này các chúa Nguyễn đã để lại nhiều dấu ấn về các công trình kiến trúc trong đó có kiến trúc đình làng. Tuy nhiên hiện nay những dấu xưa ấy đã không còn mà sự thay đổi qua thời gian khiến những đình làng xưa không còn nguyên vẹn về mọi mặt. Do đó trong bài báo này chúng tôi sẽ bước đầu nhận diện kiến trúc đình làng Thừa Thiên Huế vùng Phú Xuân thời chúa Nguyễn qua các đình làng tiêu biểu như đình làng Vạn Xuân Thủ Lễ Cổ Lão Quy Lai Phú Xuân Văn Xá Lại Thế Long Hồ Hạ Lang và An Hòa dưới nhiều góc độ trong đó chú trọng đến mảng kiến trúc và văn bia thể hiện đặc trưng riêng của đình làng Thừa Thiên Huế vùng Phú Xuân thời chúa Nguyễn nhằm gìn giữ và lưu lại trong quá trình trùng tu bảo tồn loại hình kiến di sản này. Từ khóa vùng Phú Xuân thời chúa Nguyễn kiến trúc đình làng văn bia đình làng 1. Đặt vấn đề Kể từ khi Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào Đàng Trong 1558 để xây dựng cơ đồ tạo lập một giang sơn riêng là cả một quá trình cam go và biến đổi không ngừng trên nhiều phương diện. Trong đó có cả việc xây dựng các công trình và định hình phong cách kiến trúc để khác hẳn và tách biệt với phía Đàng Ngoài. Đồng thời kết hợp với việc củng cố xác lập vị trí thủ phủ là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa xã hội của đất Đàng Trong. Chính quyền Đàng Trong đã trải qua tám lần thay đổi vị trí trong đó từ thủ phủ cũ Kim Long 1636 1687 đến thủ phủ mới Phú Xuân lần thứ nhất 1687 1712 rồi lại Phú Xuân lần hai 1738 1775 . Qua mỗi lần di chuyển quy mô xây dựng và vai trò của thủ phủ ngày càng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.