Nghiên cứu đề xuất mô hình xử lý kim loại nặng (Pb, Cd) trong bùn thải kênh rạch bằng thực vật

Lượng bùn thải sản sinh hằng ngày từ các nguồn khác nhau ở thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn. Bài viết này đặt mục tiêu đưa ra mô hình sử dụng thực vật để làm giảm thiểu ô nhiễm Pb, Cd trong bùn thải của một số kênh rạch bị ô nhiễm Pb và Cd ở thành phố Hồ Chí Minh. | Nghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG Pb Cd TRONG BÙN THẢI KÊNH RẠCH BẰNG THỰC VẬT VŨ MẠNH TRẦN VĂN TRƯỞNG NGUYỄN BẢO NGỌC I. MỞ ĐẦU Lượng bùn thải sản sinh hàng ngày từ các nguồn khác nhau ở thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn. Kết quả một số công trình nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng của một số nguyên tố kim loại nặng trong bùn thải trong đó có chì cadimi tại một số kênh rạch vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần mặt khác kim loại nặng trong bùn lắng kênh rạch đô thị có độ linh động và khả năng sẵn sàng sinh học khá cao 9 . Hiện nay các phương pháp xử lý bùn thải thường được áp dụng bao gồm thiêu đốt ổn định và hóa rắn chôn lấp hay phân hủy sinh học. Tuy nhiên những biện pháp này đều có điểm hạn chế chung là khó kiểm soát an toàn thành phần kim loại nặng trong sản phẩm sau xử lý. Các phương pháp xử lý này về lâu dài có nguy cơ gây ô nhiễm đất và nước ngầm trên diện rộng do các chất ô nhiễm trong bùn thải lan truyền ra môi trường. Việc sử dụng thực vật để giảm tính độc của bùn đất thông qua quá trình tạo sinh khối là phương pháp đang rất được các nhà khoa học quan tâm bởi chi phí đầu tư thấp an toàn và thân thiện với môi trường. Ngoài ra còn có thể tái sử dụng bùn sau xử lý để cải tạo đất vì trong bùn có nhiều thành phần đa lượng và vi lượng. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về khả năng xử lý kim loại nặng cụ thể là Pb và Cd của thực vật trong đất và đã có những thành công bước đầu 6 . Tuy nhiên nhiều đề tài mới dừng ở mức độ là tạo ra những nồng độ kim loại nặng khác nhau trong môi trường đất để đánh giá khả năng hấp thụ kim loại nặng của thực vật chưa có những thử nghiệm thực vật để xử lý môi trường đất bị ô nhiễm kim loại nặng cho một đối tượng cụ thể. Bài báo này đặt mục tiêu đưa ra mô hình sử dụng thực vật để làm giảm thiểu ô nhiễm Pb Cd trong bùn thải của một số kênh rạch bị ô nhiễm Pb và Cd ở thành phố Hồ Chí Minh. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Nội dung nghiên cứu - Khảo sát địa điểm lấy mẫu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.