Phát huy di sản văn hóa trong khối tư nhân: Khó khăn và thách thức từ góc nhìn luật học

Bài viết đề cập tới những khó khăn và thách thức của các nhà sưu tập tư nhân, một chủ thể không thể thiếu trong quá trình phát huy di sản văn hóa. Nhóm tác giả phân tích về xu hướng lập pháp trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa, các quy định của quốc tế về vấn đề bảo vệ di sản văn hóa và thực tiễn pháp lí tại Việt Nam để làm rõ hơn những rủi ro pháp lí mà các nhà sưu tập tư nhân có thể phải gánh chịu trong quá trình phát huy những giá trị của di sản văn hóa, đáp ứng với các hoạt động phát triển kinh tế bền vững. | Hội thảo Khoa học Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế Luật Từ lí thuyết đến thực tiễn PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA TRONG KHỐI TƯ NHÂN KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC TỪ GÓC NHÌN LUẬT HỌC THE PRIVATE PROPERTY IN CULTURAL HERITAGE LEGAL DIFFICULTIES AND CHALLENGES ThS. Nguyễn Đình Thúy Hường1 Đặng Hoàng Minh2 TS. Ngô Hồ Anh Khôi3 Tóm tắt Bài viết đề cập tới những khó khăn và thách thức của các nhà sưu tập tư nhân một chủ thể không thể thiếu trong quá trình phát huy di sản văn hóa. Nhóm tác giả phân tích về xu hướng lập pháp trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa các quy định của quốc tế về vấn đề bảo vệ di sản văn hóa và thực tiễn pháp lí tại Việt Nam để làm rõ hơn những rủi ro pháp lí mà các nhà sưu tập tư nhân có thể phải gánh chịu trong quá trình phát huy những giá trị của di sản văn hóa đáp ứng với các hoạt động phát triển kinh tế bền vững. Từ khóa công nghiệp văn hóa di sản văn hóa sưu tập tư nhân. 1. DẪN NHẬP Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 việc này cho thấy tầm quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa trong việc cấu thành nền kinh tế quốc dân. Mục đích chính của nó là khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa. Vì vậy Nhà nước tăng cường tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Kể từ năm 2001 Luật Di sản văn hóa ra đời và việc Việt Nam tham gia Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa của UNESCO sự đóng góp của giới sưu tập tư nhân cho việc nghiên cứu cổ vật nói chung và gốm nói riêng là hết sức quan trọng. Năm 2009 Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn Cổ vật Việt Nam ra đời và đã bắt đầu tổ chức các hoạt động nghiên cứu phân loại các cổ vật và các hiện vật có giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc. Qua hơn 10 năm hoạt động Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn Cổ vật Việt Nam đã tổ chức

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
182    3    1    12-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.