Các vấn đề về tổ chức của phong trào Dân chủ Xã hội Nga

Rosa Luxemburg (1871-1919) là nhà nữ cách mạng lỗi lạc của phong trào Dân chủ Xã hội quốc tế, lãnh tụ của phong trào công nhân Đức đầu thế kỷ XX, nhà lý luận dân chủ Mác- xít hàng đầu. Ngay từ khi Lê-nin mới bắt đầu xây dựng học thuyết tổ chức “tập trung dân chủ” vào những năm đầu thế kỷ XX, Luxemburg đã cùng Trotsky cảnh báo nguy cơ độc tài tất yếu phát sinh trong nội bộ phong trào công nhân, cái sớm muộn sẽ thủ tiêu cách mạng. . | Rosa Luxemburg Các vấn đề về tổ chức của phong trào Dân chủ Xã hội Nga [Phê phán quan điểm tập trung dân chủ của Lê-nin1] Nguồn: Rosa Luxemburg, Revolutionary Socialist Organization, NXB Integer Press, 1934 Công bố lần đầu tiên: năm 1904 trên báo Iskra và Neue Zeit Nguồn trên mạng internet: Thư khố liên mạng của những nguời Mác-xít (Marxists Internet Archive), Dịch ra tiếng Việt: Thiết Hoa và Phùng Quang (tháng Tám/2005, USA) Giới thiệu và chú thích: Phùng Quang Lời giới thiệu Rosa Luxemburg (1871-1919) là nhà nữ cách mạng lỗi lạc của phong trào Dân chủ Xã hội quốc tế, lãnh tụ của phong trào công nhân Đức đầu thế kỷ XX, nhà lý luận dân chủ Mác- xít hàng đầu. Ngay từ khi Lê-nin mới bắt đầu xây dựng học thuyết tổ chức “tập trung dân chủ” vào những năm đầu thế kỷ XX, Luxemburg đã cùng Trotsky cảnh báo nguy cơ độc tài tất yếu phát sinh trong nội bộ phong trào công nhân, cái sớm muộn sẽ thủ tiêu cách mạng. Để biết thêm về bối cảnh và diễn biến của cuộc tranh luận, độc giả có thể tham khảo các tác phẩm: Các nhiệm vụ chính trị của chúng ta của Trotsky, Làm gì? và Một bước tiến, hai bước lùi của Lê-nin. I Một nhiệm vụ chưa có tiền lệ trong lịch sử của phong trào xã hội chủ nghĩa đang được giao cho phong trào Dân chủ Xã hội Nga. Đó là nhiệm vụ quyết định đâu là sách lược xã hội chủ nghĩa tốt nhất cho một nước mà ở đó vương quyền tuyệt đối vẫn đang thống trị. Thật sai lầm nếu đúc rút một sự trùng hợp nghiêm nhặt giữa tình trạng nước Nga hiện tại với tình trạng ở Đức trong những năm 1879-1890, khi các luật chống chủ nghĩa xã hội của Bismarck2 được áp dụng. Cả hai đều có một điểm chung—chế độ công an trị. Ngoài ra, chẳng còn gì là tương đồng. Những chướng ngại được đặt ra cho phong trào xã hội chủ nghĩa do sự thiếu vắng các quyền tự do dân chủ chỉ mang tầm quan trọng thứ yếu. Thậm chí ở Nga, phong trào của dân chúng đã thành công trong việc vượt qua những rào cản do nhà nước lập ra. Nhân dân đã tìm thấy cho

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.