Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của chính quyền phường – từ thực tiễn thành phố Hải Phòng

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền phường ở thành phố Hải phòng, luận văn đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm tổ chức và hoạt động của Chính quyền phường trên cả nước nói chung và ở thành phố Hải phòng nói riêng. | MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 1945 cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa hệ thống Chính quyền địa phương ở nước ta cũng chính thức được thành lập. Quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở nước ta trải qua hơn 60 năm lịch sử việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp nước ta qua các thời kỳ lịch sử thể hiện rõ vị trí vai trò vô cùng quan trọng của Chính quyền địa phương trong việc tổ chức và thực hiện các Đường lối chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống nhằm hướng tới một xã hội dân chủ công bằng văn minh Việt Nam ban hành và sửa đổi Hiến pháp 5 lần 1946 1959 1986 1992 2013 . Điều 2 Hiến pháp 2013 khẳng định 1 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân do Nhân dân vì Nhân dân. 2 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 3 Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp. Hệ thống chính quyền địa phương là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các quyền và lợi ích của công dân được thực hiện trên thực tế. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hướng tới một xã hội dân chủ công bằng và văn minh thì việc xây dựng một hệ thống chính quyền địa phương vững mạnh hoạt động có hiệu lực và hiệu quả là một trong những yêu cầu tất yếu. Chính quyền địa 1 phương đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các đường lối chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước và pháp luật vào đời sống. Nói cách khác hệ thống chính quyền địa phương bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được thực hiện trên thực tế. Hệ thống chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay gồm 3 cấp là đơn vị hành chính cấp tỉnh đơn vị hành chính cấp huyện và đơn vị hành chính cấp xã phường . Trong đó chính quyền phường là cấp cơ sở .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
46    139    7    02-07-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.