Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm tái sinh lỗ trống và dưới tán trạng thái rừng III A1 tại Công ty lâm nghiệp Mai Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Luận văn được thực hiện nhằm xác định được sự biến đổi của nhân tố ánh sáng ở lỗ trống và dưới tán; Nhằm xác định được cấu trúc của lớp cây tái sinh ở các lỗ trống và dưới tán; Nhằm xác định được ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng ở lỗ trống và dưới tán đến cấu trúc lớp cây tái sinh. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ KHA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH LỖ TRỐNG VÀ DƯỚI TÁN TRẠNG THÁI RỪNG IIIA1 TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP MAI SƠN HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu công bố của các tổ chức IUCN UNDP và WWF 1993 13 trung bình mỗi năm trên thế giới mất đi khoảng 20 triệu ha rừng. Ở Việt Nam độ che phủ rừng giảm đáng kể so với trước đây. Năm 1943 diện tích rừng nước ta vào khoảng 14 3 triệu ha tỷ lệ che phủ khoảng 43 . Đến năm 1995 diện tích chỉ còn 9 2 triệu ha độ che phủ 27 8 42 . Hiện nay diện tích rừng của Việt Nam vào khoảng hơn 12 triệu ha trong đó có khoảng 10 triệu ha là rừng tự nhiên. Theo Nguyễn Ngọc Lung 1998 có tới trên 60 diện tích rừng tự nhiên nước ta là rừng nghèo hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là nhóm đối tượng cần được phục hồi làm giàu. Những nghiên cứu về lâm học đã chứng tỏ các giải pháp phục hồi rừng chỉ có thể được giải quyết thoả đáng khi có được sự hiểu biết đầy đủ về bản chất cấu trúc và các quy luật phát triển của rừng trong đó là quá trình tái sinh và động thái của rừng trong những điều kiện môi trường tự nhiên khác nhau là đặc biệt quan trọng. Tái sinh nhân tạo tái sinh tự nhiên và xúc tiến tái sinh tự nhiên là ba phương thức cơ bản để phục hồi và phát triển rừng thứ sinh nghèo hiện đang áp dụng ở nước ta. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh là cơ sở quan trọng để phục hồi và làm giầu rừng. Vì thế tái sinh rừng có ý nghĩa rất lớn đối với sự vững bền của hệ sinh thái cũng như giúp cho việc sử dụng rừng được lâu dài liên tục. Đại đa số rừng tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam có đặc điểm cơ bản của rừng mưa thường xanh với cấu trúc hỗn loài nhiều tầng. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của tất cả các phương thức phục hồi rừng làm giàu và điều chế rừng là tạo lập tái sinh. Vì thế việc nắm bắt được đặc điểm của lớp cây tái sinh là rất quan trọng đặc biệt là đối với công tác phục hồi rừng tự nhiên thông qua xúc tiến

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.