Phát triển các ngành Công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Hiệp định CPTPP được ký kết: Cơ hội và thách thức

Bài viết này đi vào tìm hiểu những cơ hội của Hiệp định CPTPP đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng, từ đó phân tích những thách thức và đề ra một số chính sách phát triển phù hợp. | Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐƯỢC KÝ KẾT CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ThS. Trần Khánh Linh Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình là một trong những thỏa thuận thương mại toàn diện và quan trọng nhất được ký kết cho tới nay. Việt Nam với tư cách là một thành viên của Hiệp định CPTPP sẽ đứng trước cơ hội được tận hưởng những lợi ích kinh tế to lớn mà Hiệp định sẽ mang lại. Đặc biệt ngàng công nghiệp Việt Nam được đánh giá là sẽ hưởng lợi nhiều nhất với hàng loạt thuế quan giảm và xuất khẩu tăng nhiều nhất rơi vào các ngành như thực phẩm thuốc lá dệt may may mặc. Tuy nhiên các lợi ích này cũng đi kèm với rất nhiều thách thức liên quan nhiều nhất đến việc cải cách thể chế và pháp luật sao cho phù hợp với các điều khoản đã đặt ra trong Hiệp định và giúp hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh hội nhập. Để có được sự chuẩn bị kịp thời chính phủ cùng các cơ quan ban ngành và cộng đồng doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc rà soát sửa đổi và cải cách cho kịp thời để tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các thách thức. Từ khóa CPTPP TPP phát triển kinh tế phát triển công nghiệp Việt Nam. 1. Giới thiệu chung Một trong những hiệp định thương mại mà Việt Nam là thành viên đang được quan tâm nhất hiện nay chính là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership gọi tắt là CPTPP . Đây được coi là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là một trong những thỏa thuận thương mại toàn diện nhất từng được ký kết và bao trùm nhiều lĩnh vực như lao động sở hữu trí tuệ môi trường và giảm thuế quan. Mục tiêu của Hiệp định là tạo ra nền tảng cho một sự hội nhập kinh tế sâu rộng và tự do thương mại toàn diện. Ban đầu hiệp định được biết đến với cái tên Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership - TPP được ký kết vào tháng 02

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.