Đề xuất các tiêu chí cơ bản trong xây dựng bộ công cụ giao tiếp bổ trợ và thay thế cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Bài viết phân tích tổng quan các nghiên cứu về sử dụng AAC cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ, phân loại các nhóm công cụ AAC theo chủ đề thường sử dụng cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất các tiêu chí cơ bản trong xây dựng bộ công cụ AAC cho nhóm trẻ rối loạn phổ tự kỉ dựa trên các đặc trưng văn hoá và giao tiếp của người Việt Nam mà vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của các công cụ AAC cho nhóm trẻ rối loạn phổ tự kỉ. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Educational Sciences 2022 Volume 67 Issue 1 pp. 130-140 This paper is available online at http ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN TRONG XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ GIAO TIẾP BỔ TRỢ VÀ THAY THẾ CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Nguyễn Nữ Tâm An1 Đỗ Thị Thảo1 Cao Bích Thuỷ2 Nguyễn Thị Thanh Dung3 Nguyễn Thị Cẩm Hường1 Phạm Thị Thùy Linh2 Nguyễn Công Khanh1 và Trần Tuyết Anh1 Khoa Giáo dục Đặc biệt Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1 Bộ môn Phục hồi chức năng Đại học Y Dược Kỹ thuật Đà Nẵng 2 3 Cao học K30 Khoa Giáo dục Đặc biệt Trường Đại học sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giao tiếp thay thế và bổ trợ Augemantative Alternative Communication AAC là một hệ thống hoặc chiến lược được sử dụng để hỗ trợ giao tiếp cho những người không có lời nói hoặc lời nói khó hiểu. Đối với cá nhân rối loạn phổ tự kỉ RLPTK thì AAC thường gắn với hình ảnh. Bài viết phân tích tổng quan các nghiên cứu về sử dụng AAC cho trẻ RLPTK phân loại các nhóm công cụ AAC theo chủ đề thường sử dụng cho trẻ RLPTK. Trên cơ sở đó bài báo đề xuất các tiêu chí cơ bản trong xây dựng bộ công cụ AAC cho nhóm trẻ RLPTK dựa trên các đặc trưng văn hoá và giao tiếp của người Việt Nam mà vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của các công cụ AAC cho nhóm trẻ RLPTK. Từ khoá Giao tiếp bổ trợ và thay thế tiêu chí bộ công cụ rối loạn phổ tự kỉ. 1. Mở đầu Khó khăn về giao tiếp là khiếm khuyết cốt lõi của trẻ rối loạn phổ tự kỉ RLPTK với tỉ lệ 30-40 trẻ không có ngôn ngữ nói những trẻ có thể nói được nhưng cũng gặp khó khăn nhiều về sử dụng giao tiếp chức năng 1 . Khó khăn về giao tiếp gây trở ngại trong sinh hoạt học tập và làm ảnh hưởng đến hành vi của trẻ RLPTK. Một trong những tiếp cận quan trọng trong cải thiện các khó khăn về giao tiếp cho trẻ RLPTK là sử dụng giao tiếp bổ trợ và thay thế Augemantative Alternative Communication sau đây gọi theo tên viết tắt quốc tế là AAC 1 . AAC là một trong những phương pháp can thiệp có căn cứ khoa học dành cho RLPTK 2 3 4 . Các nghiên cứu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.