Bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt “ruộng bậc thang Mù Cang Chải”

Bài viết Bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt “ruộng bậc thang Mù Cang Chải” trình bày giá trị lịch sử, văn hóa - xã hội, kinh tế của di tích ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di tích ruộng bậc thang Mù Căng Chải; Khó khăn, thách thức trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích ruộng bậc thang Mù Căng Chải; Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích ruộng bậc thang Mù Cang Chải. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 64 2022 31 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT RUỘNG BẬC THANG MÙ CANG CHẢI Đặng Thành Trung Viện Địa lí nhân văn Tóm tắt Ruộng bậc thang Mủ Cang Chải được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2019 tại Quyết định số 1954 QĐ-TTg ngày 31 12 2019 của Thủ tướng Chính phủ với gần 872 19ha. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải gắn liền với đồng bào Mông phản ánh lịch sử di cư gắn liền với nhiều giá trị như giá trị lao động giá trị văn hóa trong đó có tâm linh giá trị kinh tế. Trong bối cảnh phát triển như hiện nay vấn đề đặt ra là cần sự hài hòa lợi ích các cơ chế chính sách phù hợp và những giải pháp kịp thời để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích một cách bền vững. Từ khóa Ruộng bậc thang Di tích quốc gia đặc biệt huyện Mù Cang Chải. Nhận bài ngày gửi phản biện chỉnh sửa duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Đặng Thành Trung Email thanhtrunght87@ 1. MỞ ĐẦU Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải là các thửa ruộng trên đồi núi dưới dạng phân cấp dạng bậc thang. Trước đây các nghiên cứu về ruộng bậc thang mới chỉ đề cập đến loại hình này như là một phương thức canh tác của cư dân miền núi song trên thực tế ruộng bậc thang còn là một sự sáng tạo phi thường một biểu tượng văn hóa thể hiện tính thích ứng tuyệt vời của con người với môi trường vùng núi. Sự ra đời của phương thức canh tác ruộng bậc thang đã có những cống hiến to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy tính sáng tạo của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc canh tác trên đất dốc. Phát triển canh tác trên ruộng bậc thang làm giảm việc du canh du cư đốt nương làm rẫy và dần được xóa bỏ. Năng suất lúa nước trồng trên ruộng bậc thang cũng cao hơn so với canh tác trên nương rẫy. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải gắn liền với đồng bảo Mông phản ánh lịch sử di cư phong tục tập quán lối sống không gian cư trú của cộng đồng dân tộc H Mông kèm theo đó là nghề thủ công cổ truyền như thổ cẩm nấu rượu lúa rồi những lễ hội như cầu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.