Nao Ikak - quan niệm về cuộc sống và cái chết của người Chăm Nam Trung Bộ

Bài viết Nao Ikak - quan niệm về cuộc sống và cái chết của người Chăm Nam Trung Bộ trình bày quan niệm của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận về sự sống, cái chết, linh hồn, thế giới bên kia qua thuật ngữ Nao Ikak. Thông qua việc lý giải cách hiểu của người Chăm với thuật ngữ này, thế giới quan, nhân sinh quan không chỉ được mở ra, mà nó còn chứa đựng nhiều giá trị triết lý sâu thẳm qua những lớp biểu tượng. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 2019 85 ĐỔNG THÀNH DANH NAO IKAK - QUAN NIỆM VỀ CUỘC SỐNG VÀ CÁI CHẾT CỦA NGƯỜI CHĂM NAM TRUNG BỘ Tóm tắt Bài viết này trình bày quan niệm của người Chăm ở Ninh Thuận Bình Thuận về sự sống cái chết linh hồn thế giới bên kia qua thuật ngữ Nao Ikak. Thông qua việc lý giải cách hiểu của người Chăm với thuật ngữ này thế giới quan nhân sinh quan không chỉ được mở ra mà nó còn chứa đựng nhiều giá trị triết lý sâu thẳm qua những lớp biểu tượng. Cũng qua việc phân tích ý nghĩa của thuật ngữ Nao Ikak tác giả cũng muốn gợi mở một số vấn đề liên quan đến phương pháp sử dụng lý thuyết cấu trúc giải cấu trúc để lý giải một số vấn đề nhân học tôn giáo trong các cộng đồng tộc người tại Việt Nam. Từ khóa Nao Ikak sự sống cái chết người Chăm Nam Trung Bộ. Dẫn nhập Nao Ikak một từ vựng Chăm mang nghĩa cột buộc nhưng khi thêm động từ nao đi lại mang ý nghĩa chỉ sự buôn bán thương mại. Dù vậy trong đời sống thường nhật người Chăm không hề sử dụng nó để ám chỉ trạng thái buôn bán giao dịch hay thương mại theo nghĩa thông thường1. Thay vào đó Nao Ikak thường được người Chăm sử dụng để nói về cuộc đời về sự sống ở cõi trần gian và khi nói về điều đó tức là họ đang so sánh nội hàm của thuật ngữ này trong sự đối lập với cái chết và cuộc sống sau cái chết của con người. Khi ám chỉ cuộc đời là một chuyến đi buôn người Chăm muốn nói rằng cuộc sống chỉ là tạm bợ nó ngắn ngủi và nhanh chóng trôi qua như một cuộc buôn bán như một chuyến đi ngắn để rồi trở về một trạng thái khác trạng thái đó là cái chết cái chết mở đầu cho một cuộc sống mới cuộc sống vĩnh hằng ở một miền ảo tưởng thế giới trú ngụ của các linh hồn của ông bà tổ tiên và những người đã khuất. Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận . Ngày nhận bài 09 5 2019 Ngày biên tập 14 5 2019 Duyệt đăng 21 5 2019. 86 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2019 Như vậy trong tư duy của người Chăm có hai thế giới đối lập mà thuật ngữ đi buôn dùng để chỉ về một thế giới và khi kết thúc chuyến đi buôn ấy tức là người ta sẽ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.