Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là quy luật của tư duy đúng đắn?

Để phản ánh chính xác hiện thực khách quan trong tư duy (dưới dạng các khái niệm, phán đoán. ), con người cần phải tuân thủ một số nguyên tắc hay quy luật nhất định. Một trong những quy luật đó, theo Aritstốt, là "phi mâu thuẫn”. Nội dung của quy luật phi mâu thuẫn có thể tóm tắt như sau: hai mệnh đề phủ định nhau thì không thể đều đúng. Khái niệm "mâu thuẫn" nói ở đây là “mâu thuẫn trong tư duy” hay "mâu thuẫn logic". Mâu thuẫn logic có nghĩa là vừa khẳng định đồng thời. | T 1 Jl r 1 Q 1 A _ 1 A Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là quy luật của tư duy đúng đăn Nguyễn Ngọc Hà Tạp chí Triết học Để phản ánh chính xác hiện thực khách quan trong tư duy dưới dạng các khái niệm phán đoán. con người cần phải tuân thủ một số nguyên tắc hay quy luật nhất định. Một trong những quy luật đó theo Aritstốt là phi mâu thuẫn . Nội dung của quy luật phi mâu thuẫn có thể tóm tắt như sau hai mệnh đề phủ định nhau thì không thể đều đúng. Khái niệm mâu thuẫn nói ở đây là mâu thuẫn trong tư duy hay mâu thuẫn logic . Mâu thuẫn logic có nghĩa là vừa khẳng định đồng thời lại phủ định ngay một mệnh đề quan điểm quan niệm lý thuyết giả thuyết. nào đó. Nếu ký hiệu A là một mệnh đề bất kỳ thì mâu thuẫn logic có dạng AÃ đọc là vừa là A vừa không là A . Các mệnh đề cái bảng vừa màu đen vừa không màu đen mặt trời vừa tồn tại vừa không tồn tại chiến tranh vừa lợi vừa hại sức lao động vừa là hàng hoá vừa không là hàng hoá là những ví dụ về mâu thuẫn logic. Quy luật phi mâu thuẫn như vậy có thể trình bày theo cách khác là mọi mâu thuẫn logic đều sai lầm. Có phải mọi mâu thuẫn logic đều sai lầm không nói cách khác có phải phi mâu thuẫn bao giờ cũng là quy luật của sự tư duy đúng đắn không. Đây là vấn đề rất cơ bản của logic học. Tác già của bài Logic phi cổ điển - chuẩn mực logic hiện đại và tiên tiến nhất của tư duy trong Tạp chí Triết học số 4 1990 viết Người ta phân biệt rõ hai loại mâu thuẫn logic 1 Mâu thuẫn logicc tầm thường chẳng hạn như có người khẳng định tôi tin tưởng rằng không hề có niềm tin nào cả loại mâu thuẫn này nhất thiết bị cấm trong tư duy đúng đắn. 2 Mâu thuẫn logic không tầm thường thí dụ như mệnh đề một vật thể đang chuyển động vừa ở một chỗ song vừa không ở một chỗ đó là loại mâu thuẫn logic không thể cấm trong tư duy đúng đắn vì nó không biểu hiện sai lầm của tư duy trái lại phản ánh mâu thuẫn biện chứng khách quan . Công thức PAP không nhất thiết lúc nào cũng sai lầm vì còn tùy thuộc tình huống cụ thể mâu thuẫn tầm thường hoặc không tầm thường

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.